Ai Cập - cái nôi của hủ tục cắt bộ phận sinh dục
Theo một báo cáo do Chính phủ Ai Cập đưa ra hồi tháng 5/2015, 92% phụ nữ đã kết hôn, trong độ tuổi từ 15 đến 49 từng trải qua nghi thức cắt bộ phận sinh dục. Năm 2010, con số này là 97%.
Người Ai Cập thường cắt âm vật của các bé gái từ 9 đến 12 tuổi vào kỳ nghỉ hè để họ có thời gian phục hồi tại nhà. Các quan chức Liên Hợp Quốc cho biết, hủ tục hoàn toàn không mang lại lợi ích về mặt y tế. Ngược lại, nó gây tổn thương suốt đời về thể xác và tinh thần đối với phụ nữ.
Hàng triệu nữ sinh tại Ấn Độ sống trong sợ hãi vì hủ tục cắt bỏ âm vật. |
"Đây là sự vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn, không giúp ích gì cho cuộc đời các bé gái, cũng không dựa trên cơ sở nào về y học hay tôn giáo", Jaime Nadal-Roig, đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp Quốc (UNFPA) tại thành phố Cairo, Ai Cập, nói.
Hủ tục phổ biến nhất ở Ai Cập là loại cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ âm vật. Nhiều năm trước, chị em nhà Mona Mohamed phải trải qua giai đoạn này. Mona nếm trải nỗi đau thân xác lúc 10 tuổi. Tuy nhiên, Mona may mắn hơn vì người tiến hành thủ tục cho cô là một bác sĩ. Những người thân trong gia đình đè Mona xuống sàn phòng khách để bác sĩ tiêm thuốc gây mê. Cô nhớ ai đó cho cô một chiếc kẹo cao su trước khi cô ngất vì đau và sợ. Tỉnh lại, Mona nhận ra âm vật đã mất.
"Tôi rất hoảng sợ. Họ trói tôi. Mẹ giữ chặt một tay, bà cầm tay kia", cô nhớ lại.
Còn các chị của cô bị bà đỡ cắt bằng lưỡi dao cạo, đắp đất bột vào vết thương để cầm máu. Mona từng hỏi mẹ tại sao cô phải cắt bộ phận sinh dục. Bà mẹ nói rằng họ làm vậy để ngăn ham muốn của các cô gái ở tuổi dậy thì.
Năm 2008, Ai Cập cấm cắt bộ phận sinh dục nữ nhưng người dân ở nhiều nơi vẫn duy trì hủ tục. Họ quan niệm đây là cách để "làm sạch" một bé gái và chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân trong tương lai.
"Dân làng thường tổ chức tiệc mừng và trao đổi quà tặng sau khi cắt âm vật của một cô gái. Vì thế, việc bắt họ bỏ hủ tục hay nói với họ rằng "hãy xem, đây là một tội ác, trái với đạo lý" chính là sự đối đầu với niềm tin và chuẩn mực xã hội", Nadal-Roig nói.
Các nhà hoạt động xã hội bắt đầu hành động
Trong những năm qua, tình trạng cắt bộ phận sinh dục nữ ở Ai Cập chuyển biến tích cực. Tỷ lệ bé gái tuổi từ 15 đến 17 phải trải qua hủ tục này giảm từ 74,4% năm 2008 xuống 61% năm 2014.
Tháng 6/2014, Ai Cập tuyên bố sẽ giảm 10 - 15% số ca cắt bỏ âm vật trong những năm tiếp theo. Nếu họ thành công, số lượng phụ nữ không bị cắt sẽ lần đầu tiên vượt qua số lượng người bị cắt trong nhiều thập kỷ qua.
"Đây là một kế hoạch đầy tham vọng. Nhưng tôi nghĩ, tình hình chính trị đang có lợi cho cuộc vận động loại bỏ hủ tục và chúng tôi có thể thành công. Nhiều năm qua, chúng tôi chỉ trong thế phòng thủ, giờ đã đến lúc phải phản công", Vivian Fouad, quan chức Hội đồng Dân số Ai Cập nói.
Các nhà hoạt động xã hội đang vào cuộc. |
Cuộc vận động nhằm loại bỏ hủ tục cắt bộ phận sinh dục nữ diễn ra trên nhiều mặt trận, từ tòa án đến nơi thờ tự hay trên các đường phố.
Tháng 1/2015, tòa án kết tội một bác sĩ vì cắt bộ phận sinh dục của một bé gái. Đây là vụ đầu tiên từ khi lệnh cấm có hiệu lực vào năm 2008 và là thắng lợi bước đầu của chiến dịch. Tuy nhiên, theo ông Fouad, nhiều bác sĩ vẫn sẵn sàng nhận tiền từ các gia đình và tìm cách lách luật.
"Công việc cắt bộ phận sinh dục nữ là nguồn thu nhập lớn đối với bác sĩ. Ngoài ra, nhiều người trong số họ xuất thân từ các vùng mà hủ tục vẫn còn phổ biến", ông giải thích.
Fouad cho rằng cuộc chiến chống hủ tục phải bắt đầu từ tầng lớp trung lưu.
"Nếu bác sĩ, thẩm phán, công tố viên và giáo viên ủng hộ việc cắt âm vật của bé gái, làm sao chúng tôi có thể thuyết phục các phụ nữ nghèo loại trừ hủ tục?", ông nói.
Những nhà vận động cho chiến dịch đang cố gắng thuyết phục các chức sắc tôn giáo địa phương ngừng tuyên truyền lợi ích vô căn cứ của hủ tục cắt bộ phận sinh dục nữ với các bà mẹ. Theo một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn phụ nữ Ai Cập vẫn tin rằng đây là yêu cầu của tôn giáo.
Hàng triệu người sống sót do đột biến gene như trong phim (Khám phá) - (Phunutoday) - Theo số liệu của Liên Xô, khoảng 1,5 triệu người chết vì đói, nhưng cũng gần 1,5 triệu người sống sót. |
Để phục vụ công tác tuyên truyền, UNFPA thuê một gánh hát biểu diễn tiểu phẩm hài trên các đường phố ở Ai Cập nhằm thúc đẩy cuộc tranh luận và sự nghi ngờ về tính cần thiết của thủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục.
"Nhiều người cảm thấy xấu hổ và không dám thảo luận hay đặt câu hỏi trong các cuộc hội thảo của chúng tôi. Các vở kịch sẽ giúp phá tan tâm lý ngại ngùng, giúp phụ nữ hiểu sự vô lý của hủ tục cắt âm vật theo cách hài hước", Germain Haddad, nhân viên phụ trách chiến dịch của UNFPA, nói.
Tuy nhiên, cuộc vận động chống hủ tục vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát gần đây của chính phủ, 6 trên 10 phụ nữ nghĩ nên duy trì hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ. Số còn lại hiểu rõ nỗi đau tâm lý và thể xác họ phải chịu đựng từ hủ tục tàn bạo này và không muốn điều tương tự xảy ra với con gái.
Sarah Abulaziz Mohamed, một phụ nữ bị cắt âm vật khi 12 tuổi ở làng Mansour cho biết, cô ghét kẻ đã ép cô thực hiện hủ tục. Nó để lại nỗi đau suốt đời nhưng cũng dạy cô một bài học giá trị.
"Tôi chắc chắn sẽ không để các con phải trải qua nỗi đau đó. Đến giờ, tôi vẫn đau. Thứ mất đi là một bộ phận trên cơ thể tôi và không bao giờ trở lại nữa", cô nói.
Vết thương tâm hồn
Tâm sự của Leyla Hussein là một trong nhiều “lời tố cáo” đanh thép, phản đối gay gắt hủ tục rùng rợn vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới này.
Tôi không nghĩ tâm lý mình bị ảnh hưởng nặng nề do bị cắt âm vật đến vậy cho tận đến ngày tôi mang bầu. Tôi trầm cảm nặng nề và lo sợ việc bị thăm khám âm đạo đến mức, đêm nào trước ngày đi khám bác sĩ tôi cũng mất ngủ. Và mỗi lần thăm khám âm đạo với tôi là một cơn ác mộng thật sự.
Leyla Hussein. |
Đau đớn, vật vã, quằn quại đến mức nhiều khi tôi đã nghĩ đến việc giải thoát khỏi địa ngục trần gian bằng cái chết. Các bác sĩ thì luôn băn khoăn: Tại sao cô ấy lại sợ hãi đến vậy? Còn tôi mỗi lần thăm khám là mỗi lần từng phút từng giây, cơ thể lại trải qua những đớn đau như thể những gì đã xảy ra khi tôi mới lên 6 tuổi: Ngày tôi phải cắt âm vật.
Ngày tôi bị cắt âm vật, ở Somalia, tôi chưa hề biết điều gì sắp xảy ra với mình. Buổi sáng sớm, khi tôi tỉnh dậy, tôi thấy có rất nhiều người tụ tập trong căn nhà tôi. Lúc đó, ngây thơ tôi nghĩ rằng chắc nhà sắp có tiệc. Nhưng rồi nhẩm lại hôm đó chẳng phải là sinh nhật của tôi.
Ngay kể cả khi chị hàng xóm thì thầm vào tai rằng: "Em phải mong đợi điều này", tôi cũng vẫn chưa hiểu gì. Và thậm chí sau đó khi tôi nghe thấy tiếng chị gái la hét, rồi chị hàng xóm giải thích rằng, người ta sẽ cắt vào chỗ ấy của chị em mình, tôi mới vỡ lẽ. Tôi không tin nhưng dẫu vậy vẫn bị sốc. Thế rồi, ai đó bảo: “Vào đi Leyla, đến lượt cháu rồi”.
Tôi bị bốn cô đè chặt người xuống bàn, chân tay không thể nhúc nhích được. Họ trấn an tôi rằng: “Sẽ không đau đâu bé ạ”.
Tôi gào khóc, quẫy đạp nhưng càng quẫy lại càng bị tám bàn tay hộ pháp của các cô ghì xuống. Cứ thế, rồi tôi cũng không còn sức để quẫy, không còn hơi để gào, tôi ngất xỉu đi lúc nào không hay và tỉnh dậy vào ngày hôm sau đó trong niềm vui hân hoan của mẹ: “Nó tỉnh rồi, may quá, vậy là sống”. Quả thật, sau này tôi cũng thấy mình may bởi không biết bao nhiêu cô gái như tôi đã phải từ biệt cõi đời vì hủ tục này.
Có lẽ vì nỗi đau quá lớn ấy trở thành một nỗi ám ảnh nên suốt cả chặng thời gian mang bầu, tôi mang một tâm lý vô cùng nặng nề, gần như là trầm cảm. Tôi sợ mình không thể chuyển dạ được bình thường, tôi lo mình sẽ không chịu nổi khi phần phụ bị căng ra. Làn da luôn căng rạn và mỏng manh cùng một vết sẹo dài nơi âm đạo đã khiến tôi đau đớn ngay cả trong sinh hoạt bình thường khi mang bầu, vậy nên tôi tin chắc sẽ không thể để em bé qua được. Khi thai nhi càng lớn, sức nặng càng đè mạnh lên vết thương, càng đau đớn. Và điều hiển nhiên, tôi không thể sinh con đủ ngày đủ tháng. Em bé sinh non ở tuần 32...
Những hình phạt tra tấn phụ nữ tàn bạo nhất trong lịch sử (Khám phá) - (Phunutoday) - Nạn nhân từ từ chết trong đau đớn, hoặc phải chịu những di chứng khủng khiếp về sau. |