Đây là 6 thủ phạm khiến mẹ bầu vừa "XẤU XÍ" vừa MỆT MỎI khi mang thai

( PHUNUTODAY ) - Có những thay đổi khi mang bầu khiến mẹ bầu vừa mệt mỏi vừa xấu xí. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu mệt mỏi

Có những thay đổi bề ngoài khi mang thai khiến chị em không khỏi "ngỡ ngàng" và có phần tủi thân. Biết trước được những thay đổi đó, bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì sau khi sinh, vẻ xấu xí bên ngoài sẽ nhanh chóng mất đi thôi.

Thiếu ngủ

Khó ngủ, mất ngủ là vấn đề đeo bám các mẹ bầu suốt cả thai kỳ. Trong thời gian ba tháng đầu, những triệu chứng ốm nghén khiến mẹ bầu căng thẳng, mệt mỏi nên không thể ngủ ngon.

Ngủ không đủ giấc khiến các mẹ bầu tinh thần mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt, kém xinh. (Ảnh minh họa)

Sau đó thì bụng ngày càng to hơn, bé cũng bắt đầu đạp nên mẹ sẽ càng không thể ngủ. Chưa kể những triệu chứng như đau lưng, đau đầu, đi vệ sinh nhiều,... cũng góp phần làm phiền giấc ngủ của các mẹ.

Khi thiếu ngủ, sắc mặt mẹ bầu sẽ mệt mỏi khiến bản thân có cảm giác già đi, thiếu sức sống.

diem-mat-6-thu-pham-khien-me-mang-thai-vua-met-moi-vua-xau-xi-a1-1513823348-175-width600height450
 

Da xấu

Các vấn đề về da cũng khiến mẹ bầu xuống sắc khi mang bầu. Đó chính là khô da, nám da và thậm chí không ít người còn bị nổi mụn, rạn da,...

"Nhất dáng, nhì da" nên chỉ cần da dẻ thay đổi theo chiều hướng xấu là đã khiến vẻ ngoài của mẹ bầu kém rạng rỡ đi nhiều.

Tăng cân, thừa mỡ

Hiếm ai mang thai mà vẫn giữ được thân hình thon gọn và thực tế là các bác sĩ sản khoa cũng không khuyến khích mẹ bầu duy trì cân nặng như trước khi mang thai. Thay vào đó, mẹ nên tăng cân một cách hợp lý.

Nhưng trên thực tế, không ít mẹ bầu tăng 18, 20 hay thậm chí hơn 30kg trong thai kỳ, điều này sẽ khiến cơ thể mẹ nặng nề, sồ sề, lão hóa nhanh hơn.

Tuy nhiên, điều đáng mừng là mẹ bầu bị lão hóa sớm vì ba nguyên nhân trên chỉ là tạm thời. Nếu biết cách chăm sóc cơ thể, làm đẹp, tập luyện khoa học thì sau khi sinh, mẹ sẽ rất nhanh phục hồi được vẻ đẹp vốn có hay thậm chí là còn đẹp hơn. Chính vì vậy, chị em không cần e ngại việc mang bầu sẽ ảnh hưởng nhan sắc. Những mẹ bầu hiện đại luôn phải có những bí quyết riêng để bầu bí, sau sinh vẫn xinh đẹp, trẻ trung.

Hooc-mon HCG là nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi

HCG là chữ viết tắt của Human Chorionic Gonadotropin – đây là một loại hormone thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai và phát hiện bằng cách xét nghiệm máu. HCG cũng được xem là tín hiệu của thai kỳ.

Khoảng 1 tháng sau khi thụ thai, nhau thai tiết ra lượng lớn hCG dẫn đến axit dạ dày giảm đáng kể, hoạt động của enzyme tiêu hóa cũng sẽ giảm, từ đó gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn hay còn được gọi là ốm nghén.

Thông thường, sau tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu sẽ không còn cảm thấy buồn nôn nữa.

Hooc-mon Estrogen

Sau khi mang thai, estrogen sẽ được tiết ra liên tục cho đến cuối thai kỳ. Theo ước tính, lượng estrogen cơ thể mẹ bầu tiết ra thường cao hơn 1000 lần bình thường. Cơ thể tiết nhiều estrogen như vậy chủ yếu là để thúc đẩy sự phát triển của tử cung, giúp tử cung nở ra theo sự lớn lên của bé.

Nhưng bên cạnh lợi ích to lớn, estrogen cũng gây nên không ít khó chịu cho mẹ bầu. Thứ nhất là hiện tượng chảy máu chân răng hay chảy máu mũi. Thứ hai là hormone này khiến các dây chằng bị nới lỏng, dẫn đến đau lưng, sưng mắt cá chân. Cuối thai kỳ, estrogen cũng ảnh hưởng đến sắc tố da, khiến mẹ bầu bị thâm da, nám da. Ngoài ra, sự bất ổn định cảm xúc của các bà mẹ mang thai cũng là do estrogen.

Hooc- mon Prolactin

Prolactin là một loại hormone khác được tiết ra khi mang thai và nó có liên quan mật thiết đến vấn đề tạo nguồn sữa cho bé.

Prolactin được tiết ra từ tuyến yên và tăng tiết khi mang thai. Tuy nhiên, do sự kìm hãm của estrogen nên khi còn trong thai kỳ, ngực mẹ sẽ không tiết hoặc tiết ra ít sữa. Sau khi sinh, estrogen giảm cùng với sự kích thích của bé, các tế bào tuyến sữa sẽ bắt đầu tiết sữa để nuôi bé.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn