Nuôi con "bò nhung nhúc" trong bể xi măng: Anh nông dân thu lãi cả trăm triệu

13:14, Thứ bảy 25/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Ngày nay, rất nhiều người nông dân thành công với mô hình nuôi trồng tại địa phương. Đang chú ý, anh Hoàng Xuân Trúc (SN 1990) quê Bình Định mỗi vụ thu về 120 triệu đồng tiền lãi.

Anh nông dân 9X thu lãi trăm triệu đồng với mô hình nuôi lươn

Anh Hoàng Xuân Trúc ở khu phố Thiện Đức, phường Hoài Hương, thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định đã thành công với mô hình nuôi lươn không bùn tại quê nhà.

Sau khi đã thử rất nhiều công việc, đầu năm 2021, anh Trúc về quê hương và quyết tâm lập nghiệp với mô hình nuôi lươn không bùn. Để học hỏi kinh nghiệm, anh đã cất công đi tham quan rất nhiều mô hình nuôi lươn không bùn ở các địa phương trong cũng như ngoài tỉnh để nắm vững kỹ thuật nuôi.

Anh Hoàng Xuân Trúc thành công với mô hình nuôi lươn không bùn tại quê nhà.

Anh Hoàng Xuân Trúc thành công với mô hình nuôi lươn không bùn tại quê nhà.

Ban đầu, anh đầu tư nuôi lươn với quy mô 30m2 với 5 bể xi măng, mỗi bể rộng khoảng 6m2. Anh đặt mua 9.000 con lươn giống ở các trại nuôi lươn ở miền Nam mang về thả nuôi. Nhờ việc tìm tòi học hỏi, anh chăm sóc chúng rất khoa học, đúng quy trình thành công ngay từ lần đầu.

Nối tiếp, giữa năm 2021, anh Trúc phát triển mô hình nuôi lươn của gia đình lên 10 bể nuôi, mỗi bể anh thả nuôi khoảng 2.000 con giống. Nhờ chọn được nguồn giống tốt, chất lượng nên sau 11 tháng thả nuôi, lươn gia đình anh đạt trọng lượng bình quân 250 - 300g/con với tỉ lệ sống đạt 85%. Tổng sản lượng đạt 1,5 tấn. Với giá bán sỉ dao động từ 120.000 - 130.000đ/kg, sau khi trừ chi phí mỗi vụ lãi trên 120 triệu đồng. Thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình nuôi lươn và kết hợp trồng cỏ, nuôi bò để tạo một mô hình nuôi khép kín nhằm giảm chi phí và tăng giá trị đầu ra cho sản phẩm.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn

+ Bể nuôi

Diện tích bể nuôi cần đạt từ 4 - 6m2 hoặc 10 - 20m2 với độ cao thành bể từ 0,8 đến 1m. Mức nước 30 đến 40cm, trên mặt nước cần thả bèo tây hoặc lục bình chiếm khoảng 1/3 diện tích bể để tạo bóng mát cho lươn.

+ Chọn giống

Kích thước lươn giống tốt nhất là cỡ 30 đến 40 con/kg. Cần chọn các con có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, linh hoạt, không xây xát hay mất nhớt.

+ Mật độ thả

Mật độ thả 1,5 đến 2kg/m2, cỡ giống 30 đến 40 con/kg.

Trước khi thả lươn, nên tiến hành sát trùng cho lươn bằng dung dịch muối có nồng độ 2 đến 3% trong thời gian 5 đến 10 phút hoặc thuốc tím 10 đến 15 ppm trong 15 đến 30 phút để loại trừ ngoại kí sinh và sát trùng vết thương do xay xát trong quá trình đánh bắt cũng như vận chuyển.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn thu về lợi nhận kinh tế cao.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn thu về lợi nhận kinh tế cao.

+ Thức ăn

Thức ăn cho lươn thường có nguồn gốc từ động vật như tép, cá tạp, ốc bươu vàng cắt nhỏ. Thức ăn này sẽ giúp lươn lớn nhanh hơn so với các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên để giảm bớt chi phí thường phối hợp tỉ lệ đạm động vật và thực vật là 7:3 hoặc 8:2.

+ Chăm sóc, quản lý

Cần duy trì mức nước bể nuôi trong suốt quá trình nuôi đạt 20 đến 50cm (vừa ngập các giá thể), không cần cho nhiều. Thường xuyên thay nước, cần thay toàn bộ lượng nước trong bể trước hoặc sau khi cho ăn 1 đến 2 giờ, 1 đến 2 lần/ngày. Nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 3°C.

+ Thu hoạch

Sau thời gian nuôi lươn, khi sản phẩm đạt kích cỡ thương phẩm thì bắt đầu tiến hành thu hoạch. Chú ý, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm
Từ khóa: nông dân làm giàu