Phật dạy có 3 "nghiệp báo" khiến vợ chồng chia lìa nhau

15:39, Thứ hai 29/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Sống trên đời, điều gì đến thì hãy quý trọng, điều gì phải đi thì nên buông tay, như thế mới sống được tự do tự tại thực sự. Sống thuận theo tự nhiên là một loại trí tuệ, cũng là một loại cảnh giới cao của người giác ngộ.

Theo đạo Phật, phần lớn chuyện vợ chồng là do duyên số quyết định. Tuy nhiên, nếu chỉ đổ thừa cho duyên số thì lại không thực tế. Chúng ta cần phải chọn lựa, mà trong sự lựa chọn của chúng ta có nghiệp, với yếu tố nhân quả chi phối bên trong.

Do đó, theo Đạo Phật, những bất hạnh và đổ vỡ trong đời sống hôn nhân không phải là do tuổi tác xung khắc hoặc phạm vào Cô thần, Cô quả. Đó chính là kết quả của nghiệp do tự thân một người tạo ra rồi trở lại chi phối, tác động làm tan vỡ đời sống hôn nhân của chính người đó.

Những bất hạnh và đổ vỡ trong đời sống hôn nhân không phải là do tuổi tác xung khắc... Đó chính là kết quả của nghiệp do tự thân một người tạo ra. (Ảnh minh họa)

Những bất hạnh và đổ vỡ trong đời sống hôn nhân không phải là do tuổi tác xung khắc... Đó chính là kết quả của nghiệp do tự thân một người tạo ra. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là 3 nghiệp báo dễ khiến hôn nhân tan vỡ:

Thứ nhất: Tà dâm

Phật giáo dạy rằng: “Vạn ác dâm cầm đầu”, trong những tội ác thì tội tà dâm là nặng nhất, là nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ lớn nhất.

Đừng nghĩ rằng trước khi kết hôn thì sao cũng được, kết hôn rồi mới chỉnh chu, tất cả đều có nhân quả phải gánh.

Cũng đừng nghĩ rằng, kết hôn rồi vẫn qua lại với người khác mà đối phương không hay thì không sao, có trời biết đấy. Càng không nên nghĩ, lừa gạt tình cảm của người khác rồi có thể hạnh phúc đến trọn đời.

Thứ hai: Bất hiếu

Phật dạy rằng “Trăm thiện hiếu vi trước”, trong muôn vàn điều thiện, lấy chứ hiếu làm đầu, và trong muôn vàn điều ác, ác nhất chính là bất hiếu.

Ngay cả cha mẹ - đáng sinh thành dưỡng dục còn không đối xử tốt thì không thể tốt với ai khác, không thể hòa hợp mà chung sống cùng ai.

Hiếu thảo là đức tính đứng đầu trăm hạnh, Đức Phật có dạy rằng: “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”, rồi công ơn dưỡng dục của cha, đời này kiếp nay làm sao trả hết.

Thứ ba: Sát sinh

Sát sinh là ác duyên, kết ác duyên thì sao có thể gặp được nhân duyên tốt đẹp. Kết ác duyên chỉ có thể gặp oan gia hoặc kẻ thù. Hơn nữa, sát nghiệp rất nặng, đối với các phương diện nhân sinh đều bị ảnh hưởng.

Bởi vậy, muốn cầu duyên thì hãy giới sát, bản thân mình không sát sinh và khuyên nhủ người khác không nên sát sinh.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc