Móng tay giả - vật bất ly thân của các phi tần nhà Thanh
Với những tín đồ phim cổ trang Trung Quốc, đặc biệt là thời nhà Thanh, chắc sẽ không còn xa lạ với những bộ móng tay giả - vật bất ly thân của các phi tần. Móng tay giả, hay còn gọi là hộ giáp. Hoàng hậu, quý phi - những người mang cấp bậc danh giá sẽ dùng hộ giáp được trạm trổ từ các nguyên liệu quý giá như vàng, bạc, ngọc trai, mai rùa... Còn các phi tần cấp bậc thấp hơn sẽ dùng hộ giáp được làm từ các chất liệu đồng, ngà, men sứ...
Không chỉ vậy, họa tiết trên hộ pháp cũng rất cầu kỳ, được chạm chắc vô cùng khéo léo và tinh xảo. Hoàng hậu luôn có chim phượng hoàng cao quý, tôn lên khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ. Còn hộ giáp của Thái hậu sẽ luôn khắc chữ "vạn" hoặc chữ "thọ", để chúc người thọ ngang trời đất, phúc lộc an khang. Thậm chí, một số hộ pháp còn có thể uốn cong theo khớp ngón tay.
Sự thật phía sau khiến ai nấy cũng ngỡ ngàng
Hộ giáp vốn đã xuất hiện từ tận thời Chiến quốc. Người Trung Quốc xưa quan niệm tóc và móng tay thuộc về cha mẹ nên tránh cắt đi, mà để chúng được mọc tự nhiên. Tóc nuôi dài không có vấn đề gì, nhưng móng tay nuôi dài sẽ vô cùng vướng víu. Thế nên hộ giáp tức móng tay giả ra đời, với mục đích đơn thuần là bảo vệ phần móng tay dài.
Tuy nhiên, dù được bảo vệ bằng hộ giáp, nhưng với người dân lao động bình thường cũng rất khó khăn. Thế nên, chỉ có vương công quý tộc, hoàng thân quốc thích có xuất thân cao quý mới đủ điều kiện "nuôi" móng tay dài và dùng hộ giáp. Tuy nhiên, mãi đến tận triệu đại nhà Thanh, hộ giáp mới thực sự lên ngôi và trở thành trào lưu. Đặc biệt, khi đính hôn, người con trai sẽ tặng cho người con gái hộ giáp làm sính lễ. Hộ giáp càng sang trọng càng thể hiện được địa vị và sự quyền lực của người đeo.