Phụ nữ cần đàn ông nhất ở độ tuổi nào? Câu trả lời bất ngờ từ các chuyên gia tâm lý học

13:00, Thứ bảy 17/05/2025

( PHUNUTODAY ) - Trong xã hội hiện đại, vai trò giữa nam và nữ đang dần thay đổi. Khi nhiều phụ nữ trở nên độc lập và mạnh mẽ, câu hỏi đặt ra: Ở độ tuổi nào họ thật sự cần một người đàn ông bên cạnh?

Phụ nữ dễ phụ thuộc vào đàn ông nhất ở giai đoạn nào?

Theo nhiều học thuyết tâm lý học, giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi là thời điểm phụ nữ dễ phụ thuộc vào đàn ông nhất – cả về mặt cảm xúc lẫn nhu cầu tâm lý.

Chẳng hạn, Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội của nhà tâm lý học Erik Erikson nhấn mạnh: nhiệm vụ trọng tâm của con người trong giai đoạn đầu trưởng thành là xây dựng các mối quan hệ thân mật, sâu sắc. Nếu không làm tốt điều này, cá nhân – đặc biệt là phụ nữ – sẽ có xu hướng rơi vào trạng thái cô đơn, trống trải. Điều đó lý giải vì sao nhiều cô gái trẻ thường đặt tình yêu nam nữ ở vị trí ưu tiên và dễ lệ thuộc vào cảm xúc của người đàn ông bên cạnh.

Theo nhiều học thuyết tâm lý học, giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi là thời điểm phụ nữ dễ phụ thuộc vào đàn ông nhất – cả về mặt cảm xúc lẫn nhu cầu tâm lý.
Theo nhiều học thuyết tâm lý học, giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi là thời điểm phụ nữ dễ phụ thuộc vào đàn ông nhất – cả về mặt cảm xúc lẫn nhu cầu tâm lý.

Bên cạnh đó, Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow cũng chỉ ra rằng, khi nhu cầu cơ bản như an toàn, tài chính chưa được đáp ứng ổn định, thì con người có xu hướng khao khát được yêu thương và thuộc về ai đó. Với nhiều phụ nữ trẻ mới bước chân vào xã hội, chưa hoàn toàn độc lập về tài chính hay tâm lý, việc tìm kiếm một người đàn ông để dựa dẫm, để yêu và được yêu chính là cách họ lấp đầy khoảng trống an toàn bên trong.

Nhà tâm lý học Thụy Sĩ Bullough cũng đưa ra nhận định tương tự: trước tuổi 18, nhiều cô gái vẫn còn lý tưởng hóa tình yêu như một giấc mộng hồng, còn xa vời thực tế. Nhưng sau khi bước vào tuổi trưởng thành, họ bắt đầu muốn trải nghiệm tình yêu, khám phá thế giới cảm xúc và tìm kiếm một người có thể thỏa mãn nhu cầu gắn bó thân mật.

Từ hormone, sự tò mò cảm xúc cho đến nhu cầu được bảo vệ – tất cả đều khiến phụ nữ trong độ tuổi 18–25 đặc biệt cần đến một người đàn ông đồng hành. Đây là thời kỳ họ dễ rung động, dễ tổn thương và cũng dễ phụ thuộc vào cảm xúc hơn cả.

Tuy nhiên, sau ngưỡng tuổi 25, khi đã quen dần với nhịp sống độc lập, có công việc ổn định và dần đạt được tự do tài chính, phụ nữ sẽ thay đổi. Họ không còn quá cần đến sự “bảo bọc” từ đàn ông như trước. Bằng chứng là, không khó để thấy những cô gái trẻ vật vã vì chia tay, nhưng lại hiếm khi bắt gặp phụ nữ ngoài 30 quá đau khổ chỉ vì mất đi một người đàn ông.

Đàn ông và vai trò trong giai đoạn sinh sản của phụ nữ: Sự thật khó chối bỏ

Khái niệm sinh sản không đơn thuần là một chức năng sinh học – nó còn là một kỳ vọng xã hội ăn sâu qua nhiều thế hệ.

Dù ngày nay, với sự phát triển của xã hội và giáo dục, nhiều phụ nữ đã ý thức rõ hơn về quyền tự chủ của mình – rằng mình không sinh ra chỉ để sinh con, càng không phải kết hôn chỉ để “đẻ” cho một người đàn ông – thì định kiến truyền thống vẫn chưa hoàn toàn mất đi.

Không ít chị em vẫn phải gồng mình trước áp lực vô hình (và cả hữu hình) từ cha mẹ, người thân, thậm chí là chính bạn đời, buộc họ bước vào hôn nhân và sinh con, dù chưa thực sự sẵn sàng.

Khái niệm sinh sản không đơn thuần là một chức năng sinh học – nó còn là một kỳ vọng xã hội ăn sâu qua nhiều thế hệ.
Khái niệm sinh sản không đơn thuần là một chức năng sinh học – nó còn là một kỳ vọng xã hội ăn sâu qua nhiều thế hệ.

Có những gia đình giục con cái kết hôn chỉ vì... muốn có cháu. Những lời thúc giục lặp đi lặp lại ấy khiến nhiều phụ nữ trẻ gần như không thể “thoát” khỏi kỳ vọng sinh sản, dù trong lòng họ không đặt điều đó làm mục tiêu sống.

Tất nhiên, cũng không thể phủ nhận có những cô gái thực sự mong muốn được làm mẹ, xem việc sinh con là một phần tất yếu trong hành trình trưởng thành. Nếu xét từ góc độ sinh học, việc kết hôn và sinh con ở độ tuổi khoảng 25 được xem là thời điểm lý tưởng – vừa đảm bảo khả năng sinh sản tốt nhất, vừa thuận lợi cho quá trình nuôi dạy con cái.

Bởi vì một khi người phụ nữ bước qua tuổi 30, họ dễ bị gán cho cái mác “mẹ già” – một định kiến không mới nhưng vẫn đầy áp lực. Trước khi bước vào hôn nhân và sinh con, phụ nữ gần như không thể thiếu vai trò của đàn ông – không chỉ trong chuyện tình cảm mà còn trong việc tạo lập một nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai.

Sau tuổi 30, điều kỳ lạ là… sức ép kết hôn lại giảm hẳn. Không phải vì xã hội bớt quan tâm, mà bởi một số người – đặc biệt là cha mẹ – bắt đầu buông xuôi, gắn con mình với những nhãn mác như "hết thời", “vô vọng”. Nói ra thì phũ phàng, nhưng đó là thực tế. Khi đã ngoài 30, nhu cầu tìm kiếm đàn ông trong đời sống cá nhân cũng dần suy giảm – phần vì tự chủ hơn, phần vì lựa chọn ngày càng hạn chế.

Tóm lại, giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi là thời điểm người phụ nữ cần đàn ông nhiều nhất – không chỉ là tình yêu, mà còn là chỗ dựa tinh thần, là nền móng để họ bắt đầu xây dựng cuộc sống trưởng thành. Sau mốc này, vai trò của đàn ông dần chuyển hóa – không còn mang tính “thiết yếu” mà trở thành một phần lựa chọn trong hành trình sống tự do, độc lập của người phụ nữ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Bảo Ninh
Từ khóa: đàn ông phụ nữ