Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
Hãy cùng đọc câu chuyện sau:
Trước đây, có một vị tài chủ, được mọi người gọi là viên ngoại, đã mời một thầy phong thủy đến xem mảnh đất có phong thủy tốt để chôn cất bản thân sau này. Sau khi vị thầy phong thủy đến nhà, lão viên ngoại có việc, không thể cùng với người thầy phong thủy đi xem đất được, liền bảo đứa cháu nhỏ của mình đi cùng…
Thầy phong thủy cùng với đứa cháu của lão viên ngoại khi đi đến một mảnh đất, đứa cháu này kéo lấy tay của thầy phong thủy núp ở một bên. Thầy phong thủy không hiểu ý cậu. Một lúc sau, hai người đứng dậy, đứa cháu này giải thích rằng: “Tại con khi nãy nhìn thấy mấy đứa trẻ trong làng đang ngắt lúa mì ở đất nhà con, gia cảnh của họ đều rất đáng thương, con sợ nhìn thấy đều bỏ chạy hết, nên bèn nấp sang một bên, bây giờ họ đều đã đi xa cả rồi“. Người thầy phong thủy nghe xong, nắm lấy tay của đứa cháu nhỏ trở về, vừa đi vừa nói: “Có được đứa cháu như vậy, sau khi trăm tuổi dù có chôn ở đâu cũng đều là mồ mả tốt cả“.
Con người có thiện tâm lớn bao nhiệu, thì có thể làm được việc thiện lớn bấy nhiêu, càng tích được nhiều phúc đức thì phúc báo càng nhiều.
Phúc phận của con người không phải là phấn đấu có được, cũng không phải là bôn ba vất vả có được, mà là hành thiện tích đức tích lại được. Phấn đấu và bôn ba chỉ là hình thức bề mặt, bởi bánh nướng sẽ không tự dưng từ trời rơi xuống, con người cần phải thông qua phương thức chính đáng để có được; còn như thông qua những phương thức không chính đáng thì sẽ không có được những thứ thuộc về mình, còn nếu làm chuyện xấu, thì sẽ tổn đức tạo nghiệp, khi đến một lúc nào đó sẽ gặp phải báo ứng.
Một số cách việc tích đức ai cũng có thể làm được:
Tích đức từ lòng khoan dung
Khoan dung là đức tính quý báu của mỗi người, người có thể khoan dung người khác sẽ có được lòng tin của khác. Đôi lúc, một quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra đấy!
Tích đức từ lòng lương thiện
Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện. Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.
Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân
Con người sống có lòng nhân ái nhất định cũng sẽ đức độ. Bởi người có tấm lòng nhân ái luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác từ người khác.
Tích đức từ việc tôn trọng người khác
Đem lòng tự tôn của người khác đặt ở vị trí cao nhất. Cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân mình. Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý. Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.
Tích đức từ lời nói
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác. Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút.Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói. Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe. Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.