Có nhiều lý do mà chúng ta kết thúc cuộc đời nơi đại dương bao la nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng, việc đắm chìm dưới nước và "ngủ với cá" là kết cục tồi tệ nhất. Bởi lẽ, thi thể của chúng ta sẽ không còn nguyên vẹn và bị tan thành trăm mảnh trong thời gian không lâu.
Để hiểu hơn về vấn đề xác chết phân hủy trong lòng đại dương, nhóm nhà nghiên cứu Gail Anderson và nhà tội phạm học Lynne Bell thuộc Đại học Simon Fraser (Canada) đã tiến hành một thí nghiệm trong suốt 3 năm liền.
Theo đó, họ đã đặt ba chú heo vào ba chiếc lồng khác nhau và ngâm dưới nước tại Victoria Experimental Network Under the Sea (VENUS) - một phòng thí nghiệm dưới nước cho phép các nhà khoa học quay video, thực hiện các đo lường khác qua Internet.
Các chuyên gia sẽ theo dõi tiến độ phân hủy thi thể này bằng máy ghi hình dưới nước và "nhất cử nhất động" của vật thể sẽ được ghi lại toàn bộ.
Nhóm nghiên cứu cho biết, sở dĩ họ chọn heo làm vật thí nghiệm bởi lẽ đây là mẫu vật có kích thích tương đương với con người, hệ vi khuẩn trong ruột của heo cũng tương tự như chúng ta và chúng gần như không có lông.
Ngoài việc nghiên cứu tốc độ phân hủy xác chết trên cạn, các chuyên gia hi vọng rằng, kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác điều tra, khoa học pháp y và nhờ đó có thể truy tìm tung tích tội phạm.
Trong nghiên cứu, Anderson và các cộng sự đã sử dụng tàu ngầm điều khiển từ xa để thả 3 xác chú heo xuống vùng nước biển Saanich Inlet ở độ sâu bình thường. Nhưng xác chú heo thứ ba được đặt vào vùng nước mặn ở độ sâu 300m, gần đảo Vancouver.
Nhờ có thiết bị camera có kết nối Internet, các chuyên gia có thể theo dõi và đo được mức độ oxy, nhiệt độ, áp suất, độ mặn cùng các yếu tố khác.
Kết quả là, hai chú heo được thả ở độ sâu bình thường bị phân hủy nhanh hơn. Những sinh vật như tôm, tôm hùm, cua... bắt đầu tìm và rỉa thi thể.
Hai thi thể heo này bị ăn mòn đến tận xương trong vòng một tháng. Tuy nhiên, kết quả này không đúng với thi thể heo thứ ba mà phải mất 90 ngày, chú heo này mới bị phân hủy.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện, chính mức độ oxy trong nước đã khiến cho thi thể heo thứ ba lâu phân hủy.
Saanich Inlet là vùng có môi trường oxy thấp, tại một số thời điểm trong năm, khu vực này còn không có oxy. Khi thả hai chú heo đầu tiên xuống nước, mức độ oxy là ngang bằng nhau, nhưng khi thả xác thứ ba thì mức oxy lại xuống thấp hơn.
Những loài tôm, cua ăn xác chết dưới biển cần nhiều oxy hơn so với những sinh vật nhỏ bé dưới biển. Bên cạnh đó, phần miệng của các loài động vật nhỏ lại không đủ mạnh, cứng để rỉa được da của con heo.
Vì vậy, nếu thi thể heo được đặt vào vùng nước có điều kiện oxy đầy đủ, các động vật lớn hơn sẽ ăn trước, phanh thi thể ra thành nhiều mảnh, tạo điều kiện để những sinh vật nhỏ hơn đến xử lý.
Nhưng khi mức độ oxy xuống thấp, các sinh vật lớn không bị "hấp dẫn" thì những loài vật nhỏ cũng không thể tiêu thụ được con mồi. Phải mất một khoảng thời gian dài thì những sinh vật nhỏ mới có thể tiến lại gần làm quen và "xử lý" con mồi.
Nhà nghiên cứu Anderson và Bell đang có kế hoạch thực hiện những nghiên cứu mới bằng cách thả thi thể các chú heo vào các môi trường khác nhau, ở độ sâu hơn trong lòng đại dương.
Tiu vậy, qua thí nghiệm này, các chuyên gia đã phần nào giúp chúng ta hiểu được quá trình phân hủy một thi thể dưới đại dương, từ đó giúp nhà chức trách truy tìm được manh mối, rút ngắn thời gian phá án.
Chụp được khoảnh khắc “thần chết” đoạt mạng (Khám phá) - (Phunutoday) - Cái chết của loài người thực sự xảy ra chậm hơn chúng ta vẫn nghĩ. Nó bắt đầu từ tế bào này đến tế bào khác đến khi toàn bộ cơ thể chết đi. |