Quy định mới ở VN sau thu hồi sữa Nhật thiếu i-ốt

14:01, Thứ năm 16/08/2012

( PHUNUTODAY ) - ốt trong sản phẩm sữa cho trẻ em.

Theo Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, hiện đơn vị này đang soạn thảo và lấy ý kiến các nhà khoa học để xây dựng bộ quy chuẩn về hàm lượng i-ốt trong sản phẩm sữa cho trẻ em.

Các mẹ lo con kém thông minh vì sữa Nhật thiếu i-ốt

Liên quan đến thông tin sữa có xuất xứ từ Nhật Bản có hàm lượng i-ốt thấp hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Phunutoday đã liên hệ với ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ông Trung cho biết, ngay khi nhận được thông tin trên Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã đề nghị Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia tiến hành lấy mẫu sữa Wakodo 850g và sữa Morinaga 850g để kiểm tra hàm lượng i-ốt. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có kết quả xét nghiệm.

Thời gian tới Việt Nam sẽ có bộ quy chuẩn về hàm lượng i-ốt trong sữa của trẻ em.
Thời gian tới Việt Nam sẽ có bộ quy chuẩn về hàm lượng i-ốt trong sữa của trẻ em.

“Hiện Việt Nam có quy định là không bắt buộc về hàm lượng i-ốt trong sữa, vì hàm lượng i-ốt trong sữa cho trẻ em chưa có báo cáo nào bắt buộc phải bổ sung, nếu thiếu nghiêm trọng mới phải bổ sung. Ở mình chỉ có quy định bổ sung i-ốt vào muốn, nước mắm… để cho vào thức ăn của người lớn. Ngoài ra, nguồn i-ốt với trẻ còn được bổ sung qua sữa mẹ, chứ không phải uống sữa bột hoàn toàn”, ông Trung cho biết thêm.

Từ năm 2011 tới nay, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đang xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm công thức dành cho trẻ nhỏ, phù hợp với tiêu chuẩn của WHO và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trong đó có quy định về hàm lượng i-ốt và một số chất khác trong các sản phẩm sữa.

Tuy nhiên, theo ông Trung, vẫn chưa ban hành được, vì đang phải xin ý kiến đóng góp của nhiều cơ quan, nhiều chuyên gia, chứ không phải xem các nước làm sao thì mình đem lấy y nguyên vậy về, phải nghiên cứu xem với điều kiện thực tế của nước ta cần thế nào, lúc đấy mới đưa ra quy định.

“Còn khuyến cáo của WHO là khuyến cáo chung cho nhiều quốc gia, tùy vào điều kiện từng nước, không phải cho bừa vào được, nhỡ có chuyện gì thì làm sao, nên phải nghiên cứu kỹ, đánh giá thực tế mới đưa ra được”, ông Trung nhấn mạnh.

Như với Nhật Bản, trẻ em ngoài nguồn sữa mẹ, người dân còn ăn rất nhiều thực phẩm khác có hàm lượng i-ốt cao như tảo biển, các biển… nên họ không bắt buộc bủ sung i-ốt vào trong sữa bột, nếu thêm vào chính ra lại gây thừa i-ốt, thừa chưa hẳn đã tốt, phải cân đối.

Cũng theo ông Trung, không chỉ sữa nhập từ Nhật Bản không bổ sung thêm i-ốt, mà còn nhiều sữa nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam không phải sữa nào cũng bổ sung thêm i-ốt.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung tiến hành năm 1993 với trẻ em từ 8-12 tuổi, tỉ lệ bướu cổ trên toàn quốc là 22,4%, 94% dân số nằm trong vùng có thiếu hụt i-ốt, 16% số xã bị thiếu i-ốt nặng; 45% số xã bị thiếu i-ốt trung bình và 23% số xã bị thiếu i-ốt nhẹ. Tỷ lệ mắc bướu cổ ở nhiều nơi trên 50%.

Với chương trình phòng chống bướu cổ được triển khai trên toàn quốc, tỷ lệ bướu cổ học sinh từ 8-12 tuổi giảm xuống từ 22,4% (năm 1993) còn 3,6% (năm 2005).

Tuy nhiên, từ năm 2008 tới nay tỉ lệ người dân không sử dụng muối i-ốt tăng lên, dẫn đến bệnh bướu cổ đang có nguy cơ tăng trở lại.

Thiếu i-ốt sẽ gây bệnh bướu cổ, đần độn, giảm khả năng lao động, gây sẩy thai... là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương của hệ thần kinh trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Đặc biệt, nhiều tổn thương diễn biến âm thầm và không thể chữa khỏi.
  • Lê Việt

[links()]

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc