Quy định mới: Phải có đủ học sinh giỏi mới đạt chuẩn

06:28, Thứ bảy 05/01/2013

( PHUNUTODAY ) - ĐT quy định một trường tiểu học muốn được công nhận đạt chuẩn tối thiểu phải có tỉ lệ học sinh trung bình trở lên đạt ít nhất 90%; tỉ lệ học sinh khá đạt ít nhất 30% và giỏi đạt ít nhất 5%.

Đời sống) - Bộ GD-ĐT quy định một trường tiểu học muốn được công nhận đạt chuẩn tối thiểu phải có tỉ lệ học sinh trung bình trở lên đạt ít nhất 90%; tỉ lệ học sinh khá đạt ít nhất 30% và giỏi đạt ít nhất 5%.

[links()]

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó bổ sung một số yêu cầu về hoạt động và kết quả giáo dục so với quy định cũ.
 
Cụ thể, một trường tiểu học muốn được công nhận đạt chuẩn tối thiểu phải có tỉ lệ học sinh (HS) xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90%; tỉ lệ HS xếp loại khá đạt ít nhất 30%, xếp loại giỏi đạt ít nhất 5%.
 
Ngoài ra, trường phải có HS tham gia các hội thi, giao lưu do các cấp tổ chức. Trường phải có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, trong đó 50% giáo viên xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.
Nhiều em học sinh ở Trường tiểu học Lưu Tiến (bản Lưu Tiến, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đến trường với đôi chân trần, áo quần nhem nhuốc - Ảnh: H.C.NGUYÊN

 

Nếu đạt cấp độ 1, trường phải có 70% giáo viên đạt khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó 25% đạt loại giỏi. Trường đạt chuẩn tối thiểu phải có 50% giáo viên đạt danh hiệu giỏi cấp trường, trong đó 20% giáo viên giỏi cấp huyện trở lên.
 
Việc Bộ GD-ĐT ban hành các quy định cụ thể để đánh giá, công nhận trường tiểu học đat mức chất lượng tối thiểu như trên đã khiến rất nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học sẽ trở nên trầm trọng hơn, hay các quy định trên sẽ tạo điều kiện cho những sự gian dối. Có thể dễ dàng tưởng tượng ra những trường hợp kiến thức không đạt nhưng trẻ vẫn được lên lớp, hay bắt học sinh học ngày đêm... để trường đạt chuẩn.
 
Các quy định này được đưa ra cũng khiến nhiều người liên tưởng đến kế hoạch cải cách hành chính năm 2013 trong đó có hoạt động tổ chức các cuộc thi tuyển lãnh đạo được UBND TP Hà Nội ban hành tháng 12/2012. Các đề án như “Thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh” áp dụng thống nhất từ năm 2013 trở đi; “Nghiên cứu xây dựng một số khung năng lực đối với chức danh lãnh đạo, quản lý (từ cấp phòng trở xuống) tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp” bị nhiều người cho rằng khó khả thi và chỉ tạo điều kiện cho các họat động chạy chức, chạy quyền phát triển mạnh.
  • An Khanh (Theo TTO, TPO)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc