Hôm nay (10/09), hàng ngàn độc giả của báo giấy “Đời sống & Pháp luật” vỡ òa trong sung sướng khi đón đọc phiên bản điện tử sau thời gian khá dài háo hức chờ đợi.
Bắt đầu ngày mới, chỉ với một chiếc laptop hoặc điện thoại di động, và ở bất cứ nơi đâu, bạn đọc cũng có thể đọc các các bài viết của báo ĐS&PL trên trang điện tử www doisongphapluat.com
Thật vậy, sự ra đời của phiên bản điện tử có thể nói là rất hợp với xu thế đọc báo hiện nay của người dân. TS. Nguyễn Thị Trường Giang – Học viện báo chí và Tuyên truyền từng khẳng định “Báo mạng điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin, nhanh chóng trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn”.
Giao diện của báo Đời sống Pháp luật điện tử |
Thế nhưng, phiên bản điện tử của “Đời sống & Pháp luật” không phải là cuộc “di cư” a dua theo xu hướng báo mạng. Trong bối cảnh mới, nhiều tờ báo in cắt giảm lượng in ấn nhưng với tờ “Đời sống & Pháp luật” – Cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam vẫn “sống khỏe” và “sống mạnh”, có lượng phát hành nằm trong top 3 dẫn đầu cả nước. Vì thế, phải khẳng định rằng, sự ra đời của phiên bản điện tử là một chiến lược phát triển mới hướng tới quảng bá thương hiệu của một “ông lớn” - Đời sống & Pháp luật.
Là một tờ báo lớn, “Đời sống & pháp luật” tham gia thị trường online có nhiều lợi thế về nội dung, thương hiệu, kinh nghệm.
Giao diện của báo được thiết kế khá bắt mắt về hình ảnh và màu sắc, đơn giản mà ấn tượng, với những thông tin hấp dẫn và nóng hổi về nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…
Hơn nữa, “Đời sống và pháp luật” hợp tác với Netlink, công ty chuyên nghiệp trong việc phát triển công nghệ và marketing nên độc giả không hề ngạc nhiên khi phiên bản điện tử trình “làng” đầy chuyên nghiệp.
Website của báo thiết kế theo phong cách hiện đại, trình bày sinh động cuốn hút người xem và nội dung không hề sao chép hay trùng lặp với ấn phẩm in của báo.
Ngoài ra, phiên bản điện tử của Đời sống & Pháp luật còn có phần trưng cầu ý kiến đóng góp của độc giả rất thuận tiện. Chỉ cần click vào phím feedback (biểu tượng trượt bên trái màn hình), ngay lập tức, độc giả đã có thể được phản hồi của mình đến tòa soạn.