Chỉ còn hơn nửa năm nữa người dân Uganda sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử tại tất cả các bang và khu vực tự trị của nước này. Ngoài các công tác chuẩn bị thông thường, giới chức Uganda hiện còn phải lo đối phó với vấn nạn giết trẻ em để hiến tế do lo ngại nhiều chính trị gia cấp cao sẽ bất chấp thủ đoạn để có thể giữ được ghế nghị sỹ của mình.
Vấn nạn giết trẻ em.. hiến tế ở Uganda
Theo công bố của tổ chức Humane Africa đầu năm 2013, trong suốt quá trình theo dõi kéo dài 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9/2012, trung bình mỗi tuần xảy ra 1 vụ hiến tế trẻ em tại 1 trong 25 cộng đồng mà họ tiến hành khảo sát ở Uganda
Chỉ tính riêng năm 2013, cảnh sát Uganda ghi nhận 10 vụ trình báo về việc giết trẻ em để hiến tế còn báo cáo buôn người trong nước của nước này đưa ra con số 12 vụ việc. Còn theo thống kê của tổ chức Humane Africa qua khảo sát đã thống kê chi tiết 77 vụ giết trẻ em hiến tế ở Uganda vào năm 2013.
Allan Ssembatya – nạn nhân của hủ tục hiến tế trẻ em ở Uganda |
Được biết vào một ngày đầu năm 2013, sau khi lùa đàn gia súc của gia đình ra đồng cỏ, cậu bé Kanani Ankunda (9 tuổi) và cô em gái Sylvia (8 tuổi) liền chạy tới một lùm cây để tránh nắng. 2 anh em đang mải chơi thì nhác thấy bóng một người đàn ông bước tới gần. Đó là một người sống cùng làng tên Sperito Bisekwa. Do đã từng gặp người đàn ông này nên cả Kanani và Sylvia đều không hề cảnh giác.
Tuy nhiên, khi vừa đến nơi, Bisekwa đã tỏ ra vô cùng tức giận, xối xả mắng 2 anh em về tội để đàn bò của chúng ăn thức ăn gia súc của anh ta. Vừa mắng, người đàn ông vừa xồng xộc kéo 2 anh em tới một khu rừng ở gần đó. Toàn bộ quá trình này diễn ra trên đồng cỏ vắng người qua lại nên không ai hay biết.
Tại cánh rừng, Sperito đã tấn công Kanani trước, khiến Kanani ngất đi. Khi tỉnh lại, cậu bé phát hiện một vết thương do dao rựa gây ra trên cổ mình. Nhìn sang bên cạnh, Kanani thấy em gái đang nằm đó và đã qua đời. Theo điều tra của cảnh sát sau đó, thi thể Sylvia đã bị cắt xén chằng chịt đến mức rùng rợn. Kinh khủng hơn, trái tim và âm vật của bé cũng đã bị dùng dao cắt đi.
Hủ tục cực kỳ kinh dị
Cảnh sát cho biết, Sylvia đã bị Bisekwa bắt cóc rồi bán cho anh trai của anh ta là một thầy phù thủy ở địa phương. Tên phù thủy này đã lấy những bộ phận cơ thể của bé gái để làm phép cho một khách hàng của hắn.
Giới chức Uganda cho biết, hiến tế trẻ em không phải là một truyền thống mà hủ tục rùng rợn này xuất phát từ lòng tham của con người.
Nhiều người ở nước này hiện vẫn cho rằng việc hiến tế một đứa trẻ sẽ giúp họ có được nhanh chóng trở nên giàu có, xua đuổi tà ma hay chỉ đơn giản là chữa chứng liệt dương hoặc tăng cường khả năng sinh sản.
Một bé trai thiệt mạng sau khi bị hiến tế |
“Những kẻ muốn thực hiện các vụ hiến tế người thường nhắm tới trẻ em vì họ có thể tìm thấy những đứa trẻ đang đi bộ tới trường, về nhà hay đi xách nước” – một nhân viên bảo trợ trẻ em ở Uganda cho biết. Trên thực tế, các vụ việc trẻ biến mất khi đang đi bộ quãng đường giữa nhà và trường học hay đang đi xách nước ở giếng làng đã ghi nhận ở nước này rất nhiều trong suốt thời gian qua. Thông thường, vật hiến tế sẽ là máu của nạn nhân. Những thầy phù thủy ở Uganda cho rằng, máu của người hiến tế càng “sạch” thì pháp thuật càng có công năng cao, khiến cho những đứa trẻ vô tội thường trở thành mục tiêu tấn công.
Trong một số trường hợp khác, ngoài lấy máu, các thầy phù thủy còn lấy đi các bộ phận trên cơ thể của “vật hiến tế”. Các bộ phận này thường là trái tim, tai, gan và bộ phận sinh dục của trẻ nhỏ. Việc thực hiện nghi lễ cắt xén các bộ phận trẻ bị hiến tế tàn bạo này thường được tiến hành khi những em bé vẫn còn sống và trải qua những đau đớn tột cùng này, chỉ có một số ít nạn nhân may mắn sống sót như Kanani.
Một bộ phận người dân ở Uganda quan niệm rằng : Người giàu nghĩ rằng nếu họ hiến tế 1 đứa trẻ thì họ sẽ làm ăn khấm khá hơn còn người nghèo thì lại tin rằng nếu họ hiến đi một đứa trẻ thì họ sẽ thoát nghèo, sẽ trở nên giàu có
Lo ngại trước thềm bầu cử
Lo ngại về hủ tục hiến tế trẻ em ở Uganda hiện càng trở nên nghiêm trọng bởi thực trạng này không chỉ xảy ra ở bộ phận những người ít học tại các vùng nông thôn của nước này, bao gồm cả những người có liên quan đến hủ tục này có cả những người thuộc tầng lớp có địa vị cao.
Nhà chức trách Uganda cho rằng họ nghi ngờ một số chính trị gia cao cấp, một số nhân vật dân sự cấp cao cũng mù quáng, tin vào những trò phù phép đến mức chấp nhận hiến tế người khác để duy trì vị trí hay công việc của họ.
Hiện Ugandađang đứng trước lo ngại số vụ giết trẻ em để hiến tế sẽ còn tiếp tục tăng trong bối cảnh nước này sẽ tiến hành bầu cử vào năm 2016.
Trước viễn cảnh này, hồi tháng 2 vừa qua, chính phủ Uganda đã soạn thảo Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn những vụ sát hại trẻ nhằm mục đích hiến tế và phê chuẩn dự luật điều chỉnh hành vi của những thầy lang, bao gồm một số kẻ hành nghề phù phép.
Với quan niệm tình dục kỳ lạ, nhiều phụ nữ sống tại các bộ tộc hẻo lánh phải chịu đựng đau đớn về thể xác, suy sụp về tinh thần. |