Suy tuyến giáp
Có thể bạn chưa biết, tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy yếu có thể là nguyên nhân khiến cho tóc bị khô, xơ dẫn tới dễ gãy rụng.
Các nghiên cứu phát hiện, hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nang tóc, điều hòa sự tăng trưởng của tóc, sự dụng tóc và kích thích mọc tóc. Nếu hormone tuyến giáp bị suy giảm có thể dẫn tới việc tóc bị rụng nhiều.
Buồn trứng đa nang
Chị em bị mắc hội trứng buồng chứng đa nang sẽ có nồng độ nội tiết tố androgen thấp, làm hạn chế quá trình mọc tóc, dẫn tới rụng tóc, tóc trở nên thưa thớt.
Bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có thể bị rụng tóc, hói đầu do cơ thể không sử dụng được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn nạp vào.
Bệnh nhân tiểu đường thược gặp tình trạng rụng tóc từng vùng.
Căng thẳng
Áp lực công việc và cuộc sống có thể làm quá trình tăng trưởng của tóc bị gián đoạn, dẫn đến giai đoạn mọc tóc bị rút ngắn. Tóc rụng nhanh hơn trong khi tóc mới không kịp mọc, khiến mái đầu trở nên thưa thớt dần theo thời gian.
Chế độ ăn uống không cân đối
Việc áp dụng các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có thể dẫn tới thiếu các vitamin và khoáng chất chần thiết cho cơ thể. Từ đó, làm các tế bào mầm tóc không được cung cấp đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Ngoài ra, người trẻ thường thích các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán. Đây là nguyên nhân kích thích tuyến bã nhờn ở nang tóc hoạt động nhiều hơn, dẫn đến chân tóc bị bí tắc, dễ rụng.
Sử dụng hóa chất làm tóc thường xuyên
Đây là một trong những tình trạng dễ gặp ở người trẻ. Việc sử dụng các hóa chất uốn, ép, nhuộm... và các thiết bị nhiệt lên tóc thường xuyên khiến sợi tóc bị hư tổn, chất tóc yếu dễ gãy rụng. Trong khi đó, nang tóc mới không kịp phát triển làm cho tóc mỏng đi trông thấy.
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người chỉ nên làm đẹp bằng phương pháp uốn, duỗi, nhuộm 6 tháng một lần.