Sách cổ ghi rõ: Người có tâm thái tốt thì vận mệnh cũng tốt

( PHUNUTODAY ) - Tâm thái sẽ quyết định vận mệnh của bạn. Chỉ cần có tâm thái tích cực, bạn đã chiến thắng 80%.

Dưới đây là những chia sẻ vô cùng ý nghĩa về nhân sinh quan của ông Inamori Kazuo

Nói về quy luật của cuộc đời, tôi đã miêu tả nhiều rồi: Cuộc đời là sự phản ánh của nội tâm và có thể biến đổi. Thực sự mà nói, cuộc đời của tôi chỉ đơn giản là một chuỗi liên tiếp những thất bại và thất vọng. Quy luật này là bài học được đúc kết từ việc trải qua những lần thất bại thê thảm trong cuộc đời tôi.

Khi còn trẻ tôi làm gì cũng đều không được thuận lợi như ý, mơ ước liên tiếp bị thất bại. Tại sao vận khí của tôi lại kém như vậy? Tại sao cuộc đời của tôi lại có nhiều xui xẻo như vậy? Chẳng lẽ ông Trời cũng vứt bỏ tôi sao? Trong lòng tôi đầy bực tức, oán trời trách đất và oán hận cuộc đời. Nhưng ngay trong thất bại lặp đi lặp lại đó, tôi dần dần hiểu ra rằng, hết thảy những đau khổ này là do tâm tính của tôi mà ra, do bản thân mình gây ra.

Cuộc đời là sự phản chiếu của “tâm”

Thất bại đầu tiên của tôi là thi trượt trong kỳ thi tuyển sinh lên cấp 2. Tiếp đến là tôi bị nhiễm bệnh lao phổi. Thời ấy bệnh lao phổi là bệnh không chữa được, hơn nữa hai người chú và một người thím của tôi cũng vì mắc bệnh này mà chết. Các thành viên trong gia đình tôi đã bị gọi là thành viên của “gia đình lao phổi.”

0-5

“Không lâu nữa tôi cũng sẽ thổ ra huyết mà chết” – Tâm trí nhỏ bé của tôi không chịu đựng nổi sự đả kích của căn bệnh đáng sợ này, cơ thể tôi sốt nhẹ kéo dài và ốm yếu, mệt mỏi. Tâm trạng của tôi thập phần sa sút, tôi nằm trên giường bệnh và tuyệt vọng vô cùng.

Lúc đó bác hàng xóm thấy tôi rất đáng thương liền cho tôi mượn một cuốn sách, “Chân tướng của sinh mệnh” do một nhà truyền giáo tên là Masaharu Taniguchi viết. Bác nói: “Này cậu, hãy đọc đi nhé”!

Đối với một đứa trẻ vừa mới tốt nghiệp trường tiểu học mà nói, để hiểu được nội dung của cuốn sách này là rất khó khăn, nhưng lúc này tôi đang nóng lòng muốn tìm kiếm một vị cứu tinh, mặc dù có chỗ hiểu có chỗ không, nhưng tôi đã đọc nó một cách ngấu nghiến. Cuối cùng, tôi đọc được một câu như thế này: “Trong tim chúng ta có một cục nam châm rất mạnh, có thể thu hút tai họa. Chúng ta bị bệnh là bởi vì chúng ta có một trái tim yếu đuối thu hút vi khuẩn.” Mắt tôi dán chặt vào từng từ từng chữ ở câu này.

Ông Taniguchi dùng từ “tâm tướng” (tâm thái, dạng tướng của tâm). Tất cả mọi sự tình xảy ra trong cuộc đời đều là do nam châm trong tâm mình hút mà đến, bệnh tật cũng không ngoại lệ, hết thảy chẳng qua đều là sự phản chiếu “tâm tướng” trong cuộc đời của mình mà thôi.

Bệnh tật cũng là sự phản chiếu của tâm, cách nói này có chút hà khắc, nhưng cái này lại làm rung động tâm linh của tôi. Lúc chú của tôi bị bênh lao, nằm ở một góc nhà dưỡng bệnh, bởi vì quá sợ bị lây nhiễm cho nên mỗi lần đi qua phòng chú, tôi luôn lấy tay bịt chặt mũi và chạy thật nhanh. Trong khi cha tôi thì ở bên chú, tận tình chăm sóc, còn anh trai tôi thì nói: “Vi trùng lao không dễ dàng lây như thế đâu! Bình tĩnh lại đi.” Như vậy là, duy chỉ có tôi là chỉ biết nghĩ đến mình, khi người thân thích bị ốm thì lại đặc biệt kiêng kỵ, xa lánh, lo sợ lây bệnh.

vedeptamhon

Có lẽ đó là ông Trời trừng phạt tôi, cha và anh trai tôi không bị sao cả, chỉ có tôi là bị nhiễm bệnh. Tôi nghĩ: “Thì ra chính là do tâm mình có ý trốn tránh, sợ lây nhiễm bệnh nên cuối cùng đã mời gọi bệnh.”Chính là bởi vì sợ hãi, kết quả là đem sự sợ hãi gắn vào thân thể mình, một chút tâm suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tiêu cực thật sự. Thống khổ này đã khiến tôi bắt đầu tỉnh ngộ.

Quả đúng như thế, tâm tướng chính là bản thân mình thật sự. Đứa trẻ như tôi đã vô cùng xúc động bởi những lời nói của ông Taniguchi. Tôi nghiêm túc suy nghĩ về hành vi của mình, thầm hứa sau này trong tâm trí sẽ cố gắng suy nghĩ những điều tốt đẹp. Nhưng mà, thật đáng buồn là tâm tướng, tâm thái con người thật không dễ dàng thay đổi được, vì vậy cuộc đời tôi vẫn tiếp tục long đong và trắc trở.

Bạn thuộc Tâm thái cố định hay Tâm thái trưởng thành? Câu trả lời sẽ cho biết mức độ thành đạt của bạn

Nhà tâm lý học Carol Dweck đã đưa ra một quan điểm: con người khi đối mặt với khó khăn thì sẽ có hai trạng thái:

Một loại cho rằng năng lực và tài năng của mình là bẩm sinh, là mãi mãi, tất cả những khó khăn chỉ là để thử thách bản thân, không vượt qua được nghĩa là năng lực của mình có vấn đề, loại này được gọi là "tâm thái cố định".

Loại còn lại thì cho rằng năng lực của bản thân sẽ được tích lũy, nâng cao theo thời gian, họ thích thất bại bởi thất bại đem đến cho họ nhiều bài học kinh nghiệm, khiến bản thân trưởng thành hơn, loại này gọi là "tâm thái trưởng thành".

Con người khi đối mặt với nhiệm vụ sẽ xuất hiện ba vùng tâm lý.

Thứ nhất là vùng thoải mái, tức là làm những việc trong khả năng của mình.

Thứ hai là vùng học tập, tức là làm những việc ngoài khả năng của mình một chút.

Thứ ba là vùng khủng hoảng, làm những việc hoàn toàn xa vời so với khả năng của mình.

Chúng ta luôn cho rằng những người thành công thì đều là nhờ vào thứ được gọi là "cái số", nhưng thực ra họ đang dùng chính những hành động thực tế của mình để nói với chúng ta rằng, thành công không có đường tắt mà nó chính là sự nỗ lực và kiên trì.

Vậy mới nói, những người ưu tú họ đều mang trong mình "tâm thái trưởng thành", họ coi mọi khó khăn là thử thách, họ thích đi tìm những cách giải quyết vấn đề mới mẻ, họ thích những sai lầm. Đối với họ mà nói, thất bại là một việc tốt vì nhờ đó họ có thể biết bản thân còn thiếu xót ở đâu từ đó tìm cách khắc phục.

Khi một người luôn duy trì được tâm thế học hỏi, luôn nỗ lực bỏ ra, trân trọng cơ hội, dám chịu trách nhiệm thì dù cho xuất thân có thấp kém, có nghèo khó, hoàn cảnh xã hội có xô đẩy, có áp lực đến đâu thì họ vẫn có thể đi đến thành công.

Thế gian này vốn không có đường, người ta đi nhiều rồi cũng trở thành đường mà thôi, chúng ta cũng vậy, con đường phía trước của chúng ta ra sao cũng chính từ đôi bàn chân của chúng ta mà ra.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link