Những thực phẩm kỵ với trứng
- Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng.
- Trứng thuộc cùng nhóm thực phẩm có tính hàn với thịt thỏ, thịt ngỗng… những thực phẩm này đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học. Khi ăn kết hợp chúng với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
- Quả hồng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính với triệu chứng như nôn ói sau 1-2 giờ ăn ở trẻ nhỏ.
- Không ăn trứng chưa chín kỹ vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.
Lượng trứng cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu gây rối loạn tiêu hóa. Tùy theo tháng tuổi mà cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:
– Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần
– Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trong 1 tuần.
– Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
– Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Trẻ bị sốt, đang cảm
Trẻ nhỏ bị cảm cũng là đối tượng không được ăn trứng gà bởi trong trứng gà ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn salmonella len lỏi qua những lỗ nhỏ li ti xâm nhập vào lòng đỏ quả trứng. Vi khuẩn này sẽ phá hủy hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, kéo dài thời gian nhiễm bệnh cảm. Vì vậy, khi bị sốt, cảm bố mẹ không nên cho ăn trứng gà mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
Trẻ vừa bị ốm dậy
Trẻ vừa bị ốm dậy cũng là một trong những trường hợp không nên ăn trứng. Khi trẻ vừa mới ốm dậy, nhiều cha mẹ thường nấu cháo nóng và đánh trứng vào cho trẻ ăn để mau khỏi bệnh. Tuy nhiên với những trẻ vừa qua khỏi đợt sốt tuyệt đối không nên ăn trứng gà bởi lượng protein hoàn toàn trong trứng gà như anbumin và ovoglobumin khi hấp thu vào cơ thể còn chưa hồi phục của trẻ nhỏ sẽ làm tăng lượng nhiệt của cơ thể, kiến cơn ốm có thể quay trở lại hoặc bé lâu khỏi bệnh hơn. Tốt nhất nên cho trẻ ăn cháo thịt với hành hoa để phục hồi sức khỏe.
Trẻ bị tiêu chảy
Việc bổ sung trứng gà (thực phẩm giàu đạm và chất béo) cho trẻ trong giai đoạn này không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm, làm gián đoạn quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, ảnh hưởng đến đường ruột. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, mẹ không nên cho trẻ ăn trứng gà.
Trẻ béo phì, thừa cân
Những trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì không nên ăn trứng gà bởi trong trứng có chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa khiến thân hình của trẻ ngày càng nặng nề hơn. Tốt nhất cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả chưa nhiều vitamin để giảm bớt lượng mỡ trong cơ thể.