Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng
Dùng nhiều nước rửa bát vừa lãng phí lại không làm bát đĩa sạch hơn. Theo các chuyên gia nghiên cứu, sử dụng đúng lượng nước rửa bát cần thiết sẽ làm gia tăng hiệu quả làm sạch bát đĩa.
"Tác dụng phụ" của việc sử dụng quá nhiều nước rửa bát là rất khó rửa sạch hóa chất trên bát đĩa, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa
Bạn không nên đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa. Như vậy vừa gây lãng phí mà khi tráng lại với nước cũng khó sạch.
Khi sử dụng bát đĩa không được rửa sạch, các hóa chất còn sót lại có thể dính vào đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.
Tốt nhất, bạn nên dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho lên bọt rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt sau đó mới đem ra rửa bát.
Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén quá lâu
Nhiều bà nội trợ nghĩ ngâm bát đũa trong nước có pha nước rửa bát sẽ tăng hiệu quá làm sạch. Tuy nhiên, việc ngâm càng lâu sẽ khiến dung dịch tẩy rửa có khả năng ngấm vào chén đĩa càng cao.
Đặc biệt, đối với các dụng cụ làm bằng chất liệu dễ thấm như gỗ, tre... bạn càng không nên ngâm trong nước rửa bát lâu. Bởi một khi đã thấm hóa chất thì những vật dụng này không thể tẩy rửa sạch.
Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa
Nhiều chị em thường nghỉ rằng chỉ cần tráng bát đĩa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được.
Tuy nhiên bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa.
Để làm sạch hóa chất, hãy tráng bát đĩa thật kỹ sau khi rửa với nước rửa bát. Nên rửa từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.