Sao Man City không nói "tôi yêu Việt Nam"?

12:00, Thứ ba 28/07/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Liệu chúng ta có thể đòi hỏi các ngôi sao Man City phải tươi tỉnh làm theo một mệnh lệnh khiếm nhã khi họ vừa kết thúc một chuyến bay dài.

Xã hội ngày càng phức tạp, bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài để nhìn ra những điểm tốt đẹp hay yêu quý một ai đó thật tâm nhưng lại chỉ cần vài giây để bới móc sai lầm và ghét bỏ một người dưng nước lã.

Mới đây, một đoạn băng ghi lại khoảnh khắc lạnh nhạt của các cầu thủ Man City khi tới Việt Nam đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, nhất là những người yêu quý đội bóng á quân Ngoại hạng Anh

Sau khi xem đoạn clip đó, tôi không ngạc nhiên khi thấy cộng đồng mạng ném đá các ngôi sao danh tiếng chỉ vì...ghét cái thái độ. Đó là phản ứng bình thường, dễ hiểu của những người đang hi vọng thật nhiều mà nhận lại chẳng được bao nhiêu. Tôi không phải fan của Man City, cũng không có ý định đi ngược luồng dư luận để bênh vực các ngôi sau này. Rõ ràng, để đáp lại tấm lòng của fan Việt, họ chỉ cần thực hiện một số cử chỉ đơn giản, chẳng mấy hao tổn sức lực như giơ tay vẫy hoặc mỉm cười thân thiện.

Mô tả ảnh.
Sao Man City lạnh lùng trước ống kính. Hình ảnh cắt ra từ clip.

Không thể phán xét sự chuyên nghiệp, đạo đức của họ với vài phút trong đoạn clip (đã được cắt ghép) được quay trong khách sạn, khi họ vừa kết thúc một chuyến bay dài và thất bại khá “đau đớn” trước Real Madrid. Họ chỉ đáng chỉ trích nếu đem thái độ "dửng dưng", "lạnh nhạt", "khinh khỉnh" (như báo mạng Việt Nam đã đưa tin) vào buổi họp báo, khi chính thức trả lời phỏng vấn. Có trách thì trách đội ngũ làm truyền thông cho Man xanh đã làm việc thiếu hiệu quả. Họ đã bỏ lỡ cơ hội “lấy lòng”, xây dựng hình ảnh thân thiện với người hâm mộ Việt Nam, điều mà Arsenal đã làm được trong chuyến du đấu cách đây hai năm với hiện tượng "running man" Vũ Xuân Tiến.

Quay lại với đoạn video, tôi không biết phải trình bày nỗi sợ hãi đối với chủ nhân của nó, người trực tiếp đặt câu hỏi và đưa ra yêu cầu với các cầu thủ như thế nào nữa. Khoan xét tới cách phát âm không chuẩn, tông giọng của người hỏi dễ gây khó chịu, hiểu lầm, giống như người bề trên đang ra mệnh lệnh. Ngoài ra, không biết vô tình hay hữu ý, người này đã không thêm "can", "could", hai từ thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp vào câu nên càng khiến người nghe thấy phản cảm.

Bàn thêm về yêu cầu "Say i love Vietnam please" (Làm ơn nói tôi yêu Việt Nam) của người quay clip: Tôi tin chắc rằng sẽ có rất nhiều người khi xem đến phân đoạn này đều bật cười, nhưng không chắc họ cười vì yếu tố gây hài trong cách phát âm hay vì cảm thấy xấu hổ thay cho người hỏi. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép...yêu. Fan bóng đá chân chính cũng chẳng vui vẻ gì nếu thần tượng của họ buộc phải lặp lại "lời tỏ tình" với đất nước mình với bộ mặt vô cảm, đầu cúi gằm và chân vẫn đi băng băng về phía trước. Cuối cùng, David Silva đã không nói "i love Vietnam"hay "tôi yêu Vietnam". Nếu David nói thật, người ta lại tưởng anh đã...hóa vẹt cũng nên.

Những kỷ lục xấu hổ bậc nhất xứ ta!
Không biết tự bao giờ, một số người ở nước ta lại có cái ý thích quái gở, khác người, là thích những “kỷ lục”, và thi nhau lập kỷ lục.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: trang.nt