Điểm tin mới ngày 9/3: Lời khai của cô gái “bí ẩn” có mặt trong "bữa tiệc ma túy" cùng Châu Việt Cường

( PHUNUTODAY ) - Cô gái “bí ẩn” trong nhóm “tiệc ma túy” của Châu Việt Cường đã ra trình diện tại cơ quan điều tra và làm việc về những nội dung liên quan đến vụ án.

Lời khai của cô gái “bí ẩn” có mặt trong "tiệc ma túy" cùng Châu Việt Cường

Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án ca sĩ Châu Việt Cường liên quan đến cái chết của chị Trần Mỹ H. (20 tuổi, trú huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội).

Thông tin thu thập được cho thấy, nhóm của Châu Việt Cường có mặt trong “bữa tiệc ma túy” suốt đêm 4/3 gồm có 5 người (3 nam và 2 nữ).

7

Trong đó, ngoài Châu Việt Cường (tên thật là Nguyễn Việt Cường, SN 1978, quê ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) còn có ca sĩ Nam Khang (tên thật là Đoàn Quý Nguyên, SN 1985, trú tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), Phạm Đức Thế (SN 1988, ở phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội), nạn nhân Trần Mỹ H. và Phượng Anh (SN 1995, quê ở tỉnh Sơn La).

Sau khi xảy ra vụ việc nạn nhân H. tử vong, cơ quan công an đã bắt giữ Châu Việt Cường, Phạm Đức Thế, làm việc với ca sĩ Nam Khang, còn Phượng Anh thì đã rời khỏi hiện trường, không biết đi đâu. Các trinh sát đã tập trung truy tìm cô gái này để làm rõ những vấn đề liên quan.

Nguồn tin của PV cho biết, đến ngày 7/3, Phượng Anh đã đến trình diện tại cơ quan điều tra Công an quận Ba Đình.

Tại đây, cơ quan điều tra đã làm việc với Phượng Anh về những nội dung liên quan đến vụ án. Phượng Anh thừa nhận, cô cũng có mặt tại “bữa tiệc ma túy” của ca sĩ Châu Việt Cường vào đêm 4 và sáng 5/3.

Theo Phượng Anh, cô vốn là bạn của ca sĩ Nam Khang. Tối 4/3, ca sĩ Nam Khang là người rủ Phượng Anh đến nhà Phạm Đức Thế thuê tại phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội để “vui”.

Phượng Anh khai, sau khi thấy nạn nhân H. bất động, Phượng Anh sợ quá nên rời khỏi hiện trường, không dám ở Hà Nội nữa mà tìm đến ở nhờ nhà một người quen trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Cô gái này cũng cho biết thêm, suốt quá trình đó, cô liên tục vào mạng xã hội và đọc báo điện tử để biết những thông tin liên quan đến vụ án. Qua đó, cô cũng biết được, cơ quan công an đang tích cực truy tìm mình, thậm chí là về tận Sơn La - quê của Phượng Anh để làm việc và tìm kiếm cô.

Sau 2 ngày suy nghĩ và đoán biết thế nào công an cũng sẽ tìm ra mình nên ngày 7/3, Phượng Anh đã quyết định ra trình diện tại cơ quan điều tra.

Được biết, cơ quan điều tra đã tiến hành cho thử máu và thử nước tiểu đối với Phượng Anh.

Một cán bộ Công an quận Ba Đình cho biết, ngày 7/3, sau khi ghi lời khai, công an quận đã cho Phượng Anh về. Hôm nay (8/3), Phượng Anh tiếp tục đến làm việc.

Cũng theo vị cán bộ này, trong vụ án Vô ý làm chết người, vai trò của Phượng Anh là nhân chứng của vụ án. Hiện, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy đối với nhóm của Châu Việt Cường và xử lý theo quy định.

Trước đó, như tin đã đưa, sau khi Châu Việt Cường đi hát ở tỉnh Hà Nam về, Cường có hẹn một số người bạn đến căn nhà thuê của Phạm Đức Thế ở phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội để “quậy”.

Tại đây, nhóm của Châu Việt Cường đã có một “bữa tiệc" ma túy tổng hợp. Do bị phê ma túy nên Châu Việt Cường nghĩ rằng chị H. bị ma nhập. Vì vậy, nam ca sĩ này đã rắc tỏi quanh phòng để trừ “tà ma”, rồi cùng chị H. nhai tỏi. Tiếp đó, Châu Việt Cường lấy thêm tỏi nhét vào miệng chị H., khiến nạn nhân bị ngạt thở, dẫn đến tử vong.

Cơ quan công an đã tiến hành khởi tố vụ án, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Châu Việt Cường để điều tra về hành vi vô ý làm chết người.

Đối tượng Phạm Đức Thế cũng bị bắt khẩn cấp về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Tin không khí lạnh mới nhất 9/3 và dự báo thời tiết Hà Nội 10 ngày tới

Theo bản tin không không khí lạnh mới nhất của TT DBKTTV TƯ ngày 9/3, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống phía Nam. Các khu vực Bắc Bộ trời vẫn rét, vùng núi có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất dưới 9 độ C.

Dự báo, ngày hôm nay ở vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh cấp 6, đêm có lúc cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh; vùng biển ngoài khơi Trung Bộ và Nam Bộ có gió đông bắc cấp 6, giật cấp 8, biển động; sóng biển cao 2-3m. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh; sóng biển cao 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

“Bà hỏa” thiêu rụi 4 căn nhà liền kề trong Ngày Quốc tế Phụ nữ

Cháy lớn đã thiêu rụi hoàn toàn 4 căn nhà gỗ tại ấp An Hòa, xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, gây thiệt hại lên đến 450 triệu đồng.

Theo đó, vào khoảng 9h30, ngày 8/3, một vụ hỏa hoạn bất ngờ bùng phát tại ấp An Hòa. Tại thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn trời nắng gắt kèm theo gió mạnh khiến ngọn lửa nhanh chóng bùng phát mạnh và lan rộng. Người dân địa phương nỗ lực dập lửa nhưng bất thành đã báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC.

Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã huy động xe chữa cháy chuyên dụng cùng các bộ chiến sĩ đến hiện trường chữa cháy, ngăn không cho cháy lan.

Tuy nhiên, do 4 căn nhà đều được làm bằng gỗ, nơi xảy ra cháy lại nằm trong hẻm, thời tiết nắng nóng kèm gió mạnh nên công tác dập lửa gặp rất nhiều khó khăn.

Rất may vụ hỏa hoạn đã không gây thiệt hại về người, tuy nhiên ngọn lửa đã thiêu rụi 4 căn nhà của người dân, gồm: Nguyễn Văn Đông (54 tuổi), Nguyễn Văn Đức (58 tuổi), Lê Văn Dõng (47 tuổi) và bà Nguyễn Thị Nhòng gây thiệt hại 450 triệu đồng.

Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm một lần

Tôi có người quen đang làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn và đã đóng bảo hiểm 15 năm. Hiện người này bị ung thư gan, muốn hưởng chế độ bảo hiểm một lần. Nhờ luật sư tư vấn hồ sơ giúp.

Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm 1 lần gồm: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 43 của Luật an toàn vệ sinh lao động. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 58/2014 quy định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.

Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ - CP.

Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015.

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm;

- Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015)

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Ra nước ngoài để định cư.

Các bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Cô giáo vụ bị phụ huynh bắt quỳ 40 phút mệt mỏi vì áp lực

Sau hàng loạt sự việc xảy ra liên tiếp, cô N cho biết cảm thấy rất áp lực và đã quyết định nghỉ dạy một thời gian.

Theo thông tin được VCT News đưa, hôm nay, cô giáo B.T.C.N đã chia sẻ một số thông tin sau khi bị phụ huynh bắt quỳ 40 phút. Khi nói chuyện, cô giáo N tỏ ra mệt mỏi. Cô cho biết, sau khi sự việc xảy ra, cô phải trả lời cũng như giải trình nhiều thông tin với các đoàn công tác của Phòng giáo dục và Ủy ban nhân dân huyện Bến Lức (Long An).

Cô N nói: \'Tôi đang rất mệt mỏi sau những chuyện xảy ra. Tôi chỉ muốn mọi chuyện lắng xuống nhanh để tiếp tục giảng dạy\'.

Tuy nhiên, những áp lực từ dư luận cũng như cơ quan quản lý khiến cô N buộc phải xin nghỉ dạy một thời gian. Với các thông tin chi tiết của vụ việc, cô N không chia sẻ mà cho biết đã báo cáo đầy đủ với Phòng giáo dục huyện Bến Lức. Huyện sẽ có thông tin đến báo chí sau khi điều tra và kết luận về sự việc.

Ngoài ra, Hội trưởng Hội phụ huynh lớp học của con ông Võ Hoài Thuận - người bắt cô giáo N quỳ 40 phút cũng cho biết, gia đình cô giáo N mong mọi chuyện lắng xuống để cô N ổn định tâm lý và di dạy trở lại.

Trường tiểu học Bình Chánh nơi xảy ra sự việc.

Trường tiểu học Bình Chánh nơi xảy ra sự việc.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con theo học tại trường Tiểu học Bình Chánh (huyện Bến Lực) cho rằng, việc ông Thuận bắt cô N quỳ là không thể chấp nhận được. Một người bán nước ở gần trường này cho biết, cô N đã phải chịu quá nhiều sức ép từ phía gia đình phụ huynh. Và cô N cũng lo sợ sẽ bị trả thù.

Đối với kết quả thanh tra sự việc ông Võ Hoài Thuận bắt cô giáo N quỳ, lãnh đạo xã Nhựt Chánh thông báo tuần sau sẽ có kết quả thanh tra. Khi đó, chính quyền xã sẽ có quan điểm xử lý sự việc này.

Vụ học sinh bóp cổ giáo viên: Không nên đuổi học

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, học sinh bóp cổ cô giáo là hành động động trời, cho thấy đạo đức xuống cấp trầm trọng mà nguyên do là nền tảng giáo dục gia đình chưa được coi trọng. Theo các chuyên gia, không nên áp dụng hình thức đuổi học mà cần có giải pháp để giáo dục, giúp học sinh thay đổi.

N.V.M.T là 1 trong 18 học sinh cá biệt của trường

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 8/3, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tấn Sĩ - Hiệu trưởng trường THCS Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết, em N.V.M.T có hành vi lời lẽ hạ nhục, đồng thời bóp cổ cô N. là học sinh cá biệt trong trường.

Cũng theo ông Sĩ, hiện nay nhà trường có 18 học sinh cá biệt và em T. nằm trong số đó. Theo quy định các học sinh này phải bị xếp loại hạnh kiểm yếu. Nhưng, để các em có tinh thần phấn đấu, Hiệu trưởng nhà trường đề xuất mô hình “Đội tình nguyện quản lý học sinh cá biệt” do đích thân ông làm đội trưởng và trực tiếp quản lí, thường xuyên nhắc nhở làm việc với nhóm học sinh này.

Thông thường, những học sinh vi phạm một lần đánh nhau được xếp hạnh kiểm yếu. Nhưng ông đã bảo lãnh trước tập thể ban lãnh đạo nhà trường cho các em này được xếp loại hạnh kiểm trung bình trong học kì 1 để các em có cơ hội phấn đấu sửa sai. “Khi được tôi trực tiếp theo dõi việc học tập và rèn luyện, các em có phấn đấu và báo cáo định kỳ những việc làm được cho tôi. Từ khi thành lập đội này, tình hình nề nếp tại trường rất ổn định”, ông Sĩ nói. Đồng thời cho biết thêm, chỉ duy nhất em T. không tham gia mô hình này, mặc dù đã được vận động đến 3 lần nhưng em này không đồng ý.

Theo ông Sĩ, việc em T. có lời lẽ hạ nhục, thậm chí bóp cổ cô N. vẫn đang trong quá trình điều tra từ nhiều phía và chưa có kết luận nên chưa thể thông tin cho báo chí được. Bên cạnh đó, muốn giữ ổn định tình hình của trường và tránh làm ảnh hưởng đến giáo viên khác nên nhà trường có trao đổi với phụ huynh tạm thời cho em này nghỉ học để suy nghĩ lại hành động của mình và chờ kết quả của Hội đồng kỷ luật nhà trường.

Được biết, trường THCS Tân Thạch nhiều năm liền đạt chuẩn quốc gia. Đây là trường hợp vi phạm đạo đức, thiếu chuẩn mực đầu tiên ở trường. Khi có ý kiến chỉ đạo của các ngành chức năng, Hội đồng Sư phạm nhà trường sẽ họp Hội đồng kỷ luật về trường hợp này. Phía Lãnh đạo nhà trường sẽ rút kinh nghiệm trong quản lý và tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh.

Riêng cô N. hiện nay vẫn lên lớp dạy bình thường nhưng tâm lí lo lắng khi học sinh có biểu hiện

như vậy.

Chiều cùng ngày, tại Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bến Tre đã có cuộc họp gồm: Phòng Giáo dục huyện Châu Thành, Ban giám hiệu trường THCS Tân Thạch và cô giáo N. để nắm thông tin vụ việc. Trao đổi với Tiền Phong sau cuộc họp, bà La Thị Thuý - Phó giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bến Tre cho biết, vụ việc hiện nay chỉ mới là thông tin một chiều, trong ngày hôm nay, Phòng Giáo dục huyện Châu Thành sẽ phối hợp với Công an huyện vào cuộc tiến hành

điều tra.

“Chiều hôm qua, Sở đã có báo cáo về Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Bộ Giáo dục) cũng như về Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre nắm vụ việc và cho biết vụ việc đang xác minh. Khi có kết luận sẽ báo cáo cụ thể”, bà Thúy thông tin.

Trước đó, ngày 2/3 trong tiết học Anh văn của lớp 8, tại trường THCS Tân Thạch, do cô C.T.N giảng dạy, có một học sinh nữ mang vở môn khác ra xem. Cô N. phát hiện và nhiều lần nhắc nhở nhưng nữ sinh này không làm theo.

Cô N. đến bàn thu giữ quyển vở, nữ sinh này không phản kháng mà nam sinh N.V.M.T ngồi ở bàn liền sau đứng dậy có lời lẽ thách thức, hạ nhục và bóp cổ cô N. Phải nhờ sự giải vây của nhiều thầy cô và học sinh lớp 8 cô giáo này mới thoát được.

Báo động về phương pháp giáo dục

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), người có kinh nghiệm hàng chục năm cảm hóa trẻ hư cho rằng, hành động bóp cổ cô giáo ngay tại lớp học là hành động vô đạo đức, đáng bị lên án. Theo hiệu trưởng trường này, em học sinh đó rất cá biệt, có cá tính vì thế trong các sự việc, học sinh này dễ nổi nóng và có hành động bột phát, có thể với bất kỳ đối tượng nào như người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô giáo...Vì thế, với những học sinh này, giáo viên không nên đối đầu mà phải có phương án hạ nhiệt hoặc ít nhất khi thấy sự việc bị đẩy lên căng thẳng quá khả năng của mình nên dừng sự việc lại để Ban Giám hiệu giải quyết. “Ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng vậy, tôi từng đối mặt với nhiều tình huống gay cấn, học sinh có cá tính mạnh tạo ra nhiều chuyện trong lớp học. Nhưng tôi luôn yêu cầu giáo viên, trước các tình huống, nếu chưa nghĩ ra phương án hay thì không được “đổ thêm dầu vào đám lửa đang cháy”, điều đó chỉ làm cho sự nóng giận của học sinh thêm bùng phát dữ dội mà thôi”, thầy Lâm nói.

Theo TS Lâm, nguyên nhân sâu xa dẫn đến chuyện đạo đức học sinh xuống cấp là do nhà trường chưa chú trọng giáo dục giá trị sống. Hiện nay, Bộ GD&ĐT mới chỉ nhắc đến dạy kỹ năng sống, cụ thể là phải cho học sinh trải nghiệm các hoạt động để từ đó hình thành các kỹ năng, rút ra giá trị sống. Trong khi đó, lâu nay, chúng ta mới chỉ dạy Giáo dục công dân, Đạo đức, các bài học yêu cầu học sinh phải thế này, thế kia sẽ khiến học sinh dễ quên mà không áp dụng được trong đời sống hàng ngày.

TS Toán học Lê Thống Nhất, người thiết kế trường học trực tuyến Bigschool cho rằng, để xảy ra những chuyện như học sinh bóp cổ cô giáo là chuyện rất đáng buồn trong giáo dục. Tuy nhiên, việc này không thể đổ lỗi cho ngành giáo dục vì đạo đức một đứa trẻ trước hết phụ thuộc vào nền tảng giáo dục của gia đình. Có thể, nhiều gia đình hiện nay quá bận rộn, đã buông lỏng quản lý dẫn đến việc trẻ dễ lây nhiễm tính hư. Ngoài ra, xã hội hiện nay cũng tác động quá nhiều đến trẻ, như chuyện có quá nhiều hình ảnh bạo lực đưa lên mạng khiến trẻ dễ học theo, trong game cũng nhiều trò bạo lực, trẻ được chơi không kiểm soát. Yếu tố thứ 3 là trong giáo dục con cái, một số phụ huynh không làm gương. Như chuyện, phụ huynh ép cô giáo quỳ gối xin lỗi mình. Như vậy thử hỏi, làm sao họ giáo dục được con cái phải tôn trọng giáo viên, người đang dạy con của mình.

Từ câu chuyện này, TS Lê Thống Nhất cho rằng, “đã đến lúc phải báo động cho người lớn thấy cần phải chấn chỉnh lại cách giáo dục trẻ. Tốt nhất, là ngay từ trong gia đình, sau đó mới đến trường học, xã hội”.

Việc học sinh bóp cổ cô giáo, và hiện nay, trường xử lý bằng cách đình chỉ học tập của học sinh này chỉ là giải pháp tạm thời, không phải là giải pháp giải quyết gốc rễ vấn đề. Nếu học sinh này bị đuổi học thì lại càng nguy hiểm hơn vì trường học là nơi giáo dục con người bao gồm cả dạy kiến thức và giáo dục đạo đức, rèn nhân cách.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn