Lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hương là bao nhiêu khi lương cơ sở tăng?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.
Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1.1.2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1.1.2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
Công thức tính mức hưởng lương hưu sẽ là: Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.
Do đó, khi tăng lương cơ sở sẽ tăng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội và tăng lương hưu hiện hưởng hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức khi về hưu.
Ngoài ra, mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở theo Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Nếu mức lương cơ sở áp dụng để tính các khoản trên đối với cán bộ, công chức, viên chức được thông qua là 1,8 triệu đồng/tháng, thì mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,8 triệu x 20 = 36 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa của cán bộ hưu trí sẽ tăng 36 triệu đồng/tháng.
Thay đổi cách tính lương hưu tối thiểu
Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng/tháng, vì thế, mức lương hưu thấp nhất cũng là 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2024, với việc bãi bỏ lương cơ sở đã sẽ thay đổi căn cứ xác định mức hưởng lương hưu.
Điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, bao gồm trợ cấp sinh con, dưỡng sức sau sinh, dưỡng sức sau ốm đau và trợ cấp tuất hằng tháng được tính dựa trên mức lương cơ sở.
Tuy nhiên, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương dẫn đến không còn hệ số lương và mức lương cơ sở. Theo đó, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội nêu trên cũng sẽ thay đổi.
Căn cứ theo Nghị quyết số 104/2024 của Quốc hội, các khoản trợ cấp này sẽ được tăng lên từ ngày 1/7/2024.
Hiện nay, theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chính phủ đang đề xuất các khoản trợ cấp gắn với lương cơ sở bằng với mức cao nhất hiện nay và quy định bằng số tiền cụ thể, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Theo đó, dự kiến trợ cấp dưỡng sức sau sinh, ốm đau là 540.000 đồng/ngày; trợ cấp 1 lần khi sinh con là 3,6 triệu đồng/con…
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024.