Bên cạnh xăng dầu, Bộ Tài chính cũng cho rằng tình trạng tạm nhập tái xuất ở hầu hết các mặt hàng đang nhức nhối, dễ xảy ra sai phạm." />

Sẽ cấm tạm nhập tái xuất xăng dầu qua đường biển

07:18, Thứ ba 04/09/2012

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">Bên cạnh xăng dầu, Bộ Tài chính cũng cho rằng tình trạng tạm nhập tái xuất ở hầu hết các mặt hàng đang nhức nhối, dễ xảy ra sai phạm.

Đời sống) - Nhằm chống hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong các quy định tạm nhập tái xuất, đặc biệt là với mặt hàng xăng dầu để trục lợi, trong cuộc họp cuối tuần qua, Bộ Tài chính đã kiến nghị cấm tạm nhập – tái xuất xăng dầu qua đường biển.

“Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi nhận thấy việc tạm nhập – tái xuất xăng dầu cho Lào hoặc một số vùng của Campuchia còn hợp lý, vì những nơi đó xa cảng. Chứ thực hiện nghiệp vụ này với Trung Quốc thì rất vô lý. Chẳng lẽ đường đi ngắn hơn hay điều kiện cảng của Việt Nam tốt hơn?”, Thứ trưởng Bộ Tài chính – Đỗ Hoàng Anh Tuấn đặt câu hỏi.
Nhiều xăng dầu tạm nhập được chuyển tiêu thụ trong nước. ẢNh: VNE
Nhiều xăng dầu tạm nhập được chuyển tiêu thụ trong nước. ẢNh: VNE
Bên cạnh xăng dầu, Bộ Tài chính cũng cho rằng tình trạng tạm nhập tái xuất ở hầu hết các mặt hàng đang nhức nhối, dễ xảy ra sai phạm. Gần đây, giá trị hàng thông quan vào Việt Nam theo hình thức này đã tăng bất thường.
 
Năm 2006, con số chỉ là 1,3 tỷ USD thì năm 2011 đã tăng lên 6,3 tỷ USD, và 6 tháng 2012 tăng lên 3,85 tỷ USD (tăng gần 5 lần trong 5 năm).
 
Tại các địa bàn trọng điểm, hải quan cũng đã phát hiện có đến 1.010 lô hàng đã quá thời hạn lưu trú 180 ngày mà chưa tái xuất. Cơ quan này cũng vừa xử lý 167 container hàng cấm (phế liệu, ác quy chì, vi mạch, rác thải công nghiệp…) được đưa vào Việt Nam qua đường này. Ngoài ra còn có 33 container hàng đông lạnh nhưng không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm
 
Điều này cho thấy một lượng khá cao thẩm thấu vào nội địa. Một trong những nguyên nhân quan trọng để xảy tình trạng này theo nhận định của Bộ Tài chính là sơ hở trong cơ chế chính sách. Ví dụ như ở những mặt hàng quốc tế cấm hoặc hạn chế, mà chúng ta không cấm đặc biệt là những sản phẩm rác thải độc hại, linh kiện điện tử qua sử dụng rủi ro cao nhưng chúng ta vẫn cho tạm nhập tái xuất.
 
Theo quy định của quốc tế, hoạt động này phải có hợp đồng. Nhưng quy định hiện nay của Việt Nam chỉ cần có 1 hợp đồng tạm nhập mà không có hợp đồng tái xuất, vấn đề thời gian trong vòng 180 ngày cũng là một kẽ hở trong chính sách. Do đó, Bộ Tài chính đã có kiến nghị Chính phủ cần chấm dứt ngay đối với tạm nhập tái xuất mặt hàng xăng dầu bằng đường biển. 
 
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đề nghị cần sớm sửa đổi các quy định về tạm nhập – tái xuất theo hướng chặt chẽ hơn. Cụ thể những mặt hàng cấm nhập theo thông lệ quốc tế thì cũng cần cấm “tạm nhập” vào Việt Nam. “Không có chuyện để nguyên trong container rồi xuất đi thì không ảnh hưởng gì”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phân tích.
 
  • (Tổng hợp)
[links()]
 
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc