Đời sống) - Khoản A, Điều 36 trong dự thảo Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và chăm sóc, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi quy định phạt tiền từ 5.000.000-20.000.000 đồng đối với các hành vi con cái không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ.
[links()]
Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ con cái bạo hành, không chăm sóc tốt cha mẹ già được phát hiện đã dấy lên những làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong xã hội. Chính vì vậy mà đã có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên ra 1 đạo luật để bảo vệ quyền lợi người cao tuổi, quy định trách nhiệm của các gia đình phải quan tâm đến nhu cầu tinh thần của cha mẹ, ông bà, không xem thường hoặc ghẻ lạnh người lớn tuổi.
Đúng như sự mong mỏi của nhiều người, trong dự thảo Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và chăm sóc, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi đã có những quy định xử phạt đối với những hành vi bạo hành hay con cái, người có trách nhiệm không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.
Khoản A, Điều 36 trong dự thảo quy định có nêu rõ các hình phạt với các đối tượng không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi. Cụ thể:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi được quy định tại Điều 10 Luật Người cao tuổi (con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình) không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng.
Việt Nam sắp có Luật để "xử" những nghịch tử đánh gẫy tay mẹ thế này. |
Việc Nhà Nước ban hành những quy định cụ thể về các hình phạt đối với hành vi không phụng đưỡng người cao tuổi của con cái được xem là biện pháp mạnh tay và cứng rắn trước các vụ việc bạo hành cha mẹ già của con cái trong thời gian gần đây.
Nhiều người cho rằng những quy định trên chính là nền tảng cơ bản của Luật báo hiếu với cha mẹ ở nước ta, và việc xúc tiến ban hành bộ luật này trong thời gian sớm nhất là cần thiết. Luật không phải để giơ ra đe dọa mọi người, Luật dùng trừng phạt những kẻ cố tình làm sai trách nhiệm làm Người của mình.
- An Khanh (Tổng hợp)