Thực tế việc xuất ngoại trị bệnh rất tốn kém nhưng không phải lúc nào cũng đáng đồng tiền bát gạo, nhiều người phải về nước “khắc phục hậu quả”." />

Sợ nằm gầm giường,dân Việt chi 1 tỷ USD vào viện ngoại

14:06, Chủ nhật 27/01/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Thực tế việc xuất ngoại trị bệnh rất tốn kém nhưng không phải lúc nào cũng đáng đồng tiền bát gạo, nhiều người phải về nước “khắc phục hậu quả”.

Theo thống kê của Bộ Y tế mới công bố, những năm gần đây những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 40.000 người dân Việt Nam ra nước ngoài khám chữa bệnh, tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD/năm.

[links()]
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, đây mới chỉ là thống kê trên sổ sách, thực tế con số này có thể lớn hơn nhiều lần. Ngoài Singapore là điểm đến số 1 của người bệnh Việt Nam như nhiều năm trước, hiện nhiều người Việt còn chọn Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ,... là nơi khám, chữa bệnh.
 
Quá tải, dịch vụ kém là những lý do khiến bệnh nhân chê bệnh viện trong nước
Quá tải, dịch vụ kém là những lý do khiến bệnh nhân chê bệnh viện trong nước
 
Lý do khiến nhiều bệnh nhân, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, chấp nhận chi phí cao khi xuất ngoại là do ngại cảnh nằm điều trị chật chội, không tin vào tay nghề của bác sĩ trong nước và do tâm lý… sính ngoại.
 
Báo cáo cũng nêu rõ, thực tế việc xuất ngoại trị bệnh rất tốn kém nhưng không phải lúc nào cũng đáng đồng tiền bát gạo, nhiều người phải về nước “khắc phục hậu quả”.
 
Cùng một kĩ thuật, loại bệnh cần điều trị nhưng chi phí điều trị ở Singapore gấp 4 - 5 lần tại Việt Nam, như: thay khớp háng (trong nước tốn khoảng 90 triệu đồng, còn tại Singapore là 570 triệu đồng); phẫu thuật nọi soi khớp (trong nước tốn 50 triệu đồng, Singapore tốn 320 triệu đồng); phẫu thuật tim hở (trong nước chỉ tốn khoảng 70 - 95 triệu đồng, Singapore phải mất đến 450 triệu đồng); phẫu thuật tim kín (trong nước chỉ từ 45 - 65 triệu đồng, điều trị tại Singapore mất đến 380 triệu đồng... Trong khi đó, những kĩ thuật này, các bác sĩ Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ.
 
Theo bác sĩ Nguyễn Thy Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, người chọn ra nước ngoài khám chữa bệnh thường có điều kiện. Chính vì thế họ mong muốn nhận được những dịch vụ tốt, xứng đáng. Điều này các cơ sở y tế trong nước chưa đáp ứng được.
 
"Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là hiện điều kiện bệnh viện Việt Nam vẫn còn rất nhiều thiếu thốn. Tính chuyên nghiệp chưa có, trình độ bác sĩ nếu phân chia ra thì chỉ 20% tốt, 60% trung bình, 20% là rất yếu", ông Hùng nói.
 
Cũng theo ông Hùng, người bệnh cũng chỉ tin vào những bệnh viện có thương hiệu, các bệnh viện tuyến trên nơi tập trung những bác sĩ giỏi. Do đó, công tác đầu tư vào nguồn nhân lực y tế cần phải được chú trọng hơn nữa, muốn thu hút bệnh nhân trước hết chúng ta phải tự thay đổi.
 
"Bộ Y tế nên có những thống kê rõ ràng những cái mà chúng ta làm được, ở đâu làm được, phát huy tinh thần 'Tất cả vì người bệnh, đảm bảo công bằng, người nghèo cũng phải được hưởng lợi từ những thành tựu của y học', có như vậy mới phần nào thu hút được bệnh nhân ở lại Việt Nam", ông Hùng nói.
 
Du học sinh Việt Nam ở nước ngoài: 1,5 tỷ USD và hơn nữa
 
Trong một cuộc họp gần đây, Vụ Hành chính sự nghiệp của Bộ Tài chính dẫn số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT cho biết số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng. Theo đó, niên khóa 2010-2011 có 98.536 người, niên khóa 2011-2012 có 106.104 học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập.
 
Nếu tính một suất du học, tính bình quân mỗi năm tốn tối thiểu 10.000 - 15.000 USD (có thể cao hơn) thì mỗi năm Việt Nam chuyển ra nước ngoài từ 1 - 1,5 tỷ USD.
 
Du học đang trở thành “phong trào” đối với những gia đình trung lưu trở lên, nó cũng cho thấy một bộ phận không nhỏ các gia đình có đời sống khá lên hẳn và việc đầu tư cho việc học của con em mình là ưu tiên hàng đầu.
 
Nếu nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, “phong trào” du học có nhiều mặt lợi ích khi nguồn nhân lực nước nhà được đào tạo từ những nền giáo dục có chất lượng cao.
 
Chỉ cần 1/3 trong số du học sinh sau khi học xong về nước làm việc thì chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo theo kiểu “xã hội hóa” này được nâng cao rõ rệt. Nhưng ở góc độ giáo dục cũng cho thấy chất lượng đào tạo của các trường ĐH trong nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu học của người dân, buộc phụ huynh phải cho con em mình du học.
 
Cả nước hiện có 414 trường ĐH, CĐ, có học phí hợp lý, hay cũng có thể nói là rất rẻ nhưng vẫn để một khoản ngoại tệ lớn chảy ra nước ngoài cho việc du học là điều phải suy nghĩ. Nguyên nhân đơn giản là do chất lượng đào tạo các trường không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. 
 
Kết quả xếp hạng các ĐH ở châu Á năm 2012 do Công ty Đánh giá ĐH - QS World University Rangkings vừa công bố, trong 200 ĐH hàng đầu của châu Á không có một trường ĐH nào của Việt Nam. Nếu tìm thêm nữa, trong tốp 300, có ĐH Quốc gia Hà Nội, chỉ xếp gần ngang hàng với các ĐH tỉnh lẻ của Thái Lan như Walailak University. Như vậy, chuyện chảy máu ngoại tệ cho chuyện học hành là tất yếu.
 
Không chỉ vậy, việc chảy máu ngoại tệ cũng xảy ra ngay trong nước khi mà nhiều trường ĐH trong nước liên kết với các trường ĐH nước ngoài để mở ngành đào tạo và các trường ĐH nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
 
Dù Chính phủ vừa có Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định rất gắt gao về tài chính cho các trường ĐH nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, như phải có vốn đầu tư trên 15 triệu USD mới được mở trường… nhưng chắc chắn trong thời gian tới vẫn có thêm các trường ĐH nước ngoài có mặt tại nước ta.

 

  • Thường Xuân (Tổng hợp theo VNE, NLĐ, Khám phá)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc