Châu Phi là một lục địa giàu rất tài nguyên thiên nhiên cũng như có tiềm năng nông nghiệp nhưng họ cũng từng trải qua nghèo đói. Có một điều đáng ngạc nhiên đó là người Châu Phi thà chết đói họ cũng không làm ruộng, thà chết khát họ cũng không đào giếng. Lý do vì sao, có phải họ quá lười?
Châu Phi có môi trường tự nhiên hai mặt
Môi trường tự nhiên của châu Phi có tính hai mặt rõ rệt. Một mặt, nơi đây có những con sông dài cung cấp nguồn nước dồi dào nhưng mặt khác, Châu Phi cũng là nơi có sa mạc lớn nhất thế giới, khô hạn, vô cùng khan hiếm. Ngoài ra, mặc dù các khu rừng mưa nhiệt đới ở vùng Châu Phi rất giàu đa dạng sinh học nhưng thực chất đất ở đây lại nghèo nàn và không hề thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
Ngoài ra, việc đào giếng ở đây không phải là một việc dễ dàng. Nước ngầm ở Châu Phi được phân bố không đều và sâu, vì thế cần phải có thiết bị và công nghệ chuyên dụng để có thể khai thác thành công. Ngay cả khi đào giếng cũng rất khó đảm bảo việc cung cấp nước liên tục vì chất lượng nước và lượng nước ở đây không ổn định. Vì vậy, “đào giếng” chắc chắn không phải là giải pháp thiết thực đối với nhiều vùng ở châu Phi.
Khó có thể phát triển nông nghiệp
Châu Phi tuy có nhiều diện tích đất đai màu mỡ khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp. Đầu tiên do cơ sở hạ tầng nông nghiệp yếu kém, thiếu hệ thống tưới tiêu và máy móc lạc hậu. Hơn nữa, điều kiện khí hậu của châu Phi rất phức tạp khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Vì thế, việc phát triển nông nghiệp ở đây vô cùng thách thức, có khi đầu tư mà không thể thu được lợi ích gì.
Do ảnh hưởng văn hóa xã hội
Trong số nhiều bộ lạc châu Phi có quan niệm tài nguyên thiên nhiên là của cải chung. Khi có người muốn đào giếng hay làm ruộng thì phải được sự đồng ý của cả bộ tộc và tuân theo quy định của bộ tộc nên cản trở sự phát triển kinh tế ở một mức độ nhất định.
Ngoài ra, một số nơi có tư tưởng tuân thủ thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên. Họ có xu hướng chấp nhận những món quà đến từ thiên nhiên hơn là việc tích cực cải tạo thiên nhiên. Vì thế, xuất hiện suy nghĩ: “không đào giếng dù chết khát, không trồng trọt dù chết đói”.
Vòng luẩn quẩn của đói nghèo và giáo dục
Nghèo đói và lạc hậu về giáo dục là hai vấn đề xã hội lớn mà người dân Châu Phi phải đối mặt. Chúng tương tác chặt chễ với nhau và tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Dựa dẫm vào viện trợ quốc tế
Viện trợ quốc tế đã đóng không nhỏ trong việc giúp châu Phi giải quyết các vấn đề như nghèo đói, nhưng điều đó cũng có một số tác động tiêu cực. Khi nhận được viện trợ khiến các nước châu Phi đã phát triển tâm lý ỷ lại, thiếu động lực để phát triển.
Tóm lại, người dân châu Phi phải chịu nhiều thách thức như môi trường tự nhiên cũng như phát triển nông nghiệp, xã hội văn hóa vì thế nghèo đói luôn đeo bám họ. Để thực sự giải quyết triệt để những vấn đề mà Châu Phi đang phải đối mặt, cần phải có những biện áp áp toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau thì mới có thể thoát nghèo một cách bền vững.