Thấy con ngồi kiểu này mẹ cần sửa ngay lập tức kẻo bé bị chân vòng kiềng hối hận cũng không kịp

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều trẻ bị chân vòng kiềng chỉ do sơ suất của bố mẹ không kịp thời chỉnh dáng ngồi cho con.

Việc ngồi tư thế như thế nào sẽ quyết định đến sự phát triển của trẻ. Bởi tư thế ngồi liên quan trực tiếp tới sự phát triển của các cơ, xương và một bộ phân cực kì quan trọng chính là cột sống của trẻ. Nhiều bạn nhỏ có sở thích ngồi kiểu chữ W, đặc biết là các bạn gái vì ngồi như vậy rất dễ lấy thăng bằng. Vậy mà bố mẹ không hề biết nó gây hại cho con ra sao, thậm chí còn thấy thích thú khen con dẻo dai.

3807_w-sitting-girl-writing-book-blog

Ngồi theo tư thế chữ W gây ảnh hưởng gì?

Dáng ngồi chữ W dồn lực lên 4 vị trí là cơ hông, gân khoeo, khớp gối và dây chằng gót. Ngồi lâu trong tư thế này sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng vận động và khả năng giữ thăng bằng của trẻ.

Trẻ dưới 2 tuổi ngồi lâu trong tư thế này lớn lên có thể bị tật chân cong, vòng kiềng. Ngoài ra, trẻ ngồi tư thế này thì lực ở thân trên sẽ nén lên cột sống khiến trẻ cong lưng, đau vai, cổ, lâu dần có thể dẫn đến vẹo cột sống. Đồng thời, ngồi kiểu chữ W do không phải dùng nhiều lực giữ thăng bằng nên cơ bắp thân trên sẽ yếu dần đi.

Chân vòng kiềng là gì?

Theo bác sĩ Trương Anh Mậu, khoa ngoại bệnh viện nhi: Chân vòng kiềng hay chân chữ O là tình trạng gối vẹo trong làm trẻ khi đứng hai gối không sát được vào nhau. Chân vòng kiềng hay gối vẹo trong thường bị cả hai gối và cả xương đùi lẫn xương chày đều cong.

Dù không gây nguy hiểm cho bé song đôi chân vòng kiềng sẽ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ khiến trẻ mất tự tin khi trưởng thành. Đây cũng dần trở thành nỗi lo của không ít bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

13952-chan-vong-kieng-2-1536652522-18-width600height400

Trên thực tế, chân vòng kiềng (chân chữ O) là hai chân không thể thẳng mà bị cong ra phía ngoài, cong nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ cong dị tật của chân.

Chân dáng chữ X là dị tật ngược lại với chân dáng vòng kiềng, chân phát triển theo hướng vòng vào trong, hai đầu gối sát nhau.

Nghiên cứu từ Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho thấy hầu hết trẻ em dưới 2 tuổi có cấu tạo khung xương chân vòng kiềng và khung xương chân chữ X với trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường, chỉ khi trẻ vừa chào đời mà chân thẳng tắp thì cha mẹ mới thực sự đáng lo ngại.

Thông thường khi trẻ từ 8-9 tuổi, thậm chí 10 tuổi khung xương chân sẽ tự phát triển hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều mà cần biết thời điểm khi nào nên đưa con tới bệnh viện để tránh hậu quả đáng tiếc.

Cách phát hiện kiểu ngồi chữ W?

ngoi-kieu-chu-w1

Bạn ngồi đối diện với con và quan sát, nếu có thói quen ngồi chữ W chỉ cần chơi với con một lúc, chân con sẽ tự động ghép hình cho mẹ xem mà không khó khăn gì để nhận ra cả. Hãy kiên trì tập cho con vì đã là thói quen thì cần phải thường xuyên nhắc nhở con mới thay đổi được nhé!

Tư thế ngồi đúng cho trẻ

Để không ảnh hướng đến sự phát triển xương và khả năng vận động của trẻ, bố mẹ nên tập cho trẻ ngồi đúng tư thế ngay từ đầu. Tư thế thoải mái nhất là để trẻ ngồi duỗi hai chân ra trước, thẳng hoặc cong chụm thành vòng tròn tùy ý.

Bên cạnh đó, tư thế ngồi khoanh chân như khi ngồi thiền cũng là tư thế tốt. Thậm chí, ngồi tư thế khoanh chân còn có thể khắc phục những ảnh hưởng của tư thế ngồi chữ W. Ngồi kiểu vắt hai chân sang một bên thì không phải là tư thế tốt, không nên để cho bé ngồi.

us_L2_121818_t_04

Bí quyết giúp con có đôi chân khỏe đẹp

Để giúp con có đôi chân khỏe đẹp mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Cho bé bú và tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D đủ, như thế sẽ giúp cơ thể bé tự điều chỉnh theo thời gian. Thậm chí nếu cần mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D cho con.

- Tránh tập đi cho con quá sớm kẻo ảnh hưởng đến cấu trúc xương chân của trẻ.

- Tập các bài tập cơ bắp cho trẻ để chân trẻ thêm khỏe và săn chắc. Tránh các tư thế đứng, ngồi ảnh hưởng tới chân trẻ như tư thế W, không đi chân hai hàng…

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn