Sữa, sản phẩm TQ suốt năm đe dọa dạ dày người Việt

09:11, Thứ sáu 28/12/2012

( PHUNUTODAY ) - Nhìn lại năm 2012, người tiêu dùng Việt đã trải qua một năm đầy biến động, ăn uống trong sợ hãi. Vì quá nhiều sự cố, chúng tôi chỉ điểm lại 5 sự cố tiêu biểu nhất năm qua.

Nhìn lại năm 2012, người tiêu dùng Việt đã trải qua một năm đầy biến động, ăn uống trong sợ hãi. Vì quá nhiều sự cố, chúng tôi chỉ điểm lại 5 sự cố tiêu biểu nhất năm qua.
[links()]
1. Sữa Cô gái Hà Lan

Chỉ tính từ tháng 6/2012 tới nay, riêng Phunutoday đã nhận được 6 phản ánh của khách hàng (bình quân mỗi tháng có 1 khách hàng khiếu nại) về chất lượng sữa Cô gái Hà Lan, phần lớn sữa hỏng có những biểu hiện như: Hộp sữa bị phồng, nổ, sữa có vị chua, đắng… một số trẻ không may uống phải đã bị nôn, đau bụng, đi ngoài…

Hop-sua-Co-gai-Ha-Lan-tu-cang-phong-va-no-Phunutoday
Một năm người tiêu dùng phải đau đầu, lo lắng vì sữa Cô gái Hà Lan. Hộp sữa Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) căng phồng rồi phát nổ.

Điển hình là trường hợp của con anh Nguyễn Đức Thanh (ở 947/18 đường Ngô Quyền, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), sau khi uống sữa Cô gái Hà Lan, con anh Thanh bị sốt, đau bụng, phải nhập viện cấp cứu. Sau đấy gia đình lấy sữa ra kiểm tra thì phát hiện một hộp sữa bị phồng to và phát nổ.

Với tất cả các trường hợp khách hàng mua phải sữa hỏng, nhà sản xuất đều có chung một cách xử lý, là đổi thùng sữa khác, sau đấy xét nghiệm mẫu sữa cùng lô và đều trả lời là “lô sữa an toàn”. Trong khi khách hàng yêu cầu xét nghiệm hộp sữa hỏng để xem sữa bị sao, uống vào ảnh hưởng sức khỏe thế nào đều không được nhà sản xuất đáp ứng.

Nhà sản xuất còn khẳng định sữa hỏng là do hộp bị trầy xước khi vận chuyển, bảo quản.

Khi trả lời chúng tôi, bà Tuyết Vân, Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam - nhà sản xuất nhãn sữa Cô gái Hà Lan khẳng định: “Nếu lỡ uống một ngụm sữa hỏng cũng không có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ hay người dùng phải. Có chăng chỉ làm cho cơ thể người uống phải nôn ra phần đó mà thôi”.

Câu trả lời của đại diện hãng sữa Cô gái Hà Lan nhận được sự đồng tình của lãnh đạo cao hơn trong công ty, là ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam.

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, cách giải thích của nhà sản xuất sữa Cô gái Hà Lan không ai chấp nhận được. Có thể không bị làm sao ngay sau lúc uống, nhưng về lâu dài không ai biết được. Nếu anh bảo không sao, hãy mang mấy cái sữa chua, sữa đắng đấy ra uống xem có dám không?

2. Sữa Abbott: Càng phản ánh, hỏng càng nhiều

Có một thực tế, khi chúng tôi đăng bài viết đầu tiên phản ánh về chất lượng sữa, ngay sau đó liên tiếp nhận được thêm nhiều phản ánh của khách hàng. Nó tạo cảm giác, chúng tôi càng phản ánh, cố gắng bao vệ quyền lợi khách hàng, thì chất lượng sữa càng tệ hơn, những phản ánh sữa hỏng càng nhiều hơn.

Điển hình là phản ánh của khách hàng về sản phẩm sữa Abbott (Hoa Kỳ), nhưng được sản xuất tại Singapore cho riêng thị trường Việt Nam, do Công ty TNHH Dược phẩm 3A Việt Nam phân phối.

Trong năm 2012, chúng tôi đã nhận được ít nhất 10 khách hàng phản ánh về chất lượng của các dòng sữa của hãng Abbott.

images704604_sua_von_cuc_phunutoday
Các sản phẩm sữa của hãng Abbott liên tục gặp vấn đề về chất lượng.

Những lỗi chủ yếu là sữa không tan, đóng cặn, nổi váng, trẻ uống vào nôn ra sữa bị vón cục như bã đậu…

Thậm chí, chị Triệu Vương (117 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội) khi thấy sữa Abbott do công ty 3A phân phối pha có hiện tượng không tan, chị đã mua thêm một hộp sữa Abbott xách tay từ Mỹ về để pha và so sánh hai cốc sữa với nhau.

Kết quả là, sữa Abbott xách tay dễ dàng tan trong nước ấm, thơm, màu trắng sữa, vị ngọt dịu; còn cốc sữa Abbott do 3A phân phối thì bột sữa không tan hết, kém thơm, màu vàng, rất nhiều cặn bám, cặn có vị đắng.

Sau khi gặp sữa Abbott khó tan, khách hàng phản ánh, nhà phân phối luôn khẳng định sữa như vậy là bình thường, uống không sao. Sữa có kho tan vì nhiều chất đạm, chất xơ…

Nghe trả lời vậy khách hàng chỉ còn biết lắc đầu, chẳng nhẽ chỉ mình sữa của Abbott tốt, béo nên mới bị khó tan, còn các loại sữa khác đều không tốt hết.

Và cách xử lý thông thường của nhà phân phối là đem đổi hộp sữa khác cho khách hàng, sau đó xem như không có chuyện gì xảy ra, tât cả hậu quả khách tự chịu.

3. Người Việt tiêu thụ hộ gà tiêu hủy cho Trung Quốc

Trong năm qua, dư luận đã “nổi sáng” vì gà thải của Trung Quốc tràn vào Việt Nam, với số lượng lên tới hàng chục tấn mỗi ngày.

ga-nhap-lau-Phunutoday.vn.jpg
Việt Nam tiêu thụ gà tiêu hủy hộ Trung Quốc, Hàn Quốc.

Loại gà này sau khi hết thời kỳ nuôi lấy trứng được các trang trại ở Trung Quốc loại ra, phần lớn gà thải này được dùng để sản xuất thức ăn trong chăn nuôi, một phần được đem đi tiêu hủy. Nhưng một số đầu nậu đã sang thu gom, mua về với giá chỉ từ 10-15.000 đồng/kg, sau đó nhập lậu qua biên giới và đem về bán chủ yếu ở Hà Nội với giá 40-50.000 đồng/kg.

Kết quả kiểm nghiệm của Bộ NN&PTNT và Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, phần lớn mẫu gà thải loại có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.

Không chỉ gà Trung Quốc, người Việt còn tiêu thụ cả gà thải Hàn Quốc, giúp các nước này không phải đem chôn một lượng lớn gà thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

4. Vẫn là Trung Quốc

Không chỉ tiêu thụ gà thải, Việt Nam còn là nước nhập siêu các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc. Lâu nay sản phẩm kém chất lượng của Trung Quốc đã được nói tới nhiều, nhưng chưa bao giờ làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc lại mạnh mẽ như năm 2012.

Nho TQ
Khi bị người Việt tẩy chay, các tiểu thương dán mác nho Mỹ cho nho Trung Quốc, với giá bán chỉ 20.000 đồng/kg.

Lần lượt các sản phẩm rau, củ, quả... của Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, như: nho, táo, cam, khoai tây…

Không chỉ vậy, chính các tiểu thương người Việt cũng đang tìm cách hại người tiêu dùng Việt. Sau khi các sản phẩm Trung Quốc bị tẩy chay, nhiều tiểu thương đã tìm cách dán mác thành các sản phẩm sản xuất trong nước, hoặc nhập khẩu từ các nước khác, như: nho Mỹ, Úc; táo New Zealand; cam Thái; khoai tây Đà Lạt…

5. Thực phẩm dùng hóa chất Trung Quốc

Năm 2012, người dân Việt không chỉ phải ăn các loại thực phẩm độc hại nhập về từ Trung Quốc, ngay chính những người sản xuất trong nước cũng đang cướp đi phần sức khỏe ít ỏi còn lại của người Việt.

Năm qua, rất nhiều vụ việc sử dụng chất bảo quản, chất kích thích, chất phụ gia… trong sản xuất thực phẩm đã bị phát hiện.

Như, dùng hóa chất để ủ giá đỗ; dùng chất kích thích để ủ chín đu đủ, chuối; phun chất kích thích lên cà chua để cà chua chín đẹp, bảo quản lâu; phun thuốc sâu lên cá, mực khô để chống kiến, ruồi…

  • Phạm Thanh (tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc