Cây hoa nhài còn có các tên gọi khác nhau như hoa lài, hoa mạt ly, … Loài hoa này có nguồn gốc từ các nước tại Đông Nam Á, được du nhập về Việt Nam từ hàng trăm năm trước.
Hoa nhài là cây thân thảo, sống lâu năm, khi phát triển thường theo từng bụi lớn. Thân cây chia ra thành nhiều cành xum xuê. Lá của hoa nhài hình bầu dục, rất xanh và rất hiếm rụng lá. Hoa nhài có màu trắng sữa, hương thơm ngào ngạt. Quả hoa nhài có màu đen và rất ít khi bắt gặp.
Tùy vào đặc điểm của từng loại mà hoa nhài cũng được chia thành nhiều loại như: hoa lài đơn, hoa lài tây, hoa lài nhật,... Hoa nhài thường nở quanh năm nhưng rộ nhất vào khoảng tháng 4 cho đến tháng 9, lúc này cả bụi sẽ có màu trắng tinh rất đẹp.
Trong phong thủy hoa nhài mang ý nghĩa tốt lành. Nhờ có dáng cây đẹp và thanh thoát, hoa nhài giúp tài lộc và thịnh vượng.
Dân gian cho rằng, hoa nhài còn giúp thu hút các nguồn năng lượng tích cực, xua đuổi điều xú uế, giảm căng thẳng, kích thích tinh thần và sự hưng phấn cho gia chủ. Nhờ đó giúp gia chủ luôn đầm ấm, hạnh phúc đủ đầy.
Vậy với những điều tốt đẹp như vậy, tại sao hoa nhài lại không thích hợp để dâng lên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật?
Bởi theo quan niệm dân gian, hoa nhài thường liên quan đến những câu chuyện trai gái không đứng đắn. Trong khi đó, bàn thờ lại là nơi linh thiêng bậc nhất, chính vì thế hoa nhài dù đẹp dù thơm nhưng không phù hợp để dâng lên thắp hương.
Thay vào đó, hoa nhài thường được trồng làm cảnh trước cửa hay cổng nhà sẽ phù hợp hơn. Người ta còn trồng hoa nhài để lấy hoa ướp trà, khi uống có mùi thơm dễ chịu.
Ngoài hoa nhài, những loại hoa sau đây cũng không phù hợp để dâng lên bàn thờ bao gồm: Hoa phù dung, hoa giả, hoa đại, hoa dâm bụt, hoa móng rồng…
Những loại hoa thích hợp nhất để dâng lên bàn thờ là: Hoa hồng đỏ, hoa cúc đại đóa, hoa sen, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa hướng dương, hoa loa kèn…