Mẹo nấu cháo cực nhanh không tốn điện tốn gas lại không sợ bị tràn ra miệng nồi, không cháy đáy nồi

14:51, Thứ ba 09/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Nấu cháo thường khiến nhiều người ngại vì sợ mất thời gian nhưng nếu bạn biết mẹo thì mọi việc sẽ rất đơn giản.

Món cháo dễ ăn dễ nuốt nhất là khi người mệt mỏi, trẻ nhỏ, người già khó nhai nuốt. Tuy nhiên nhiều người ngại nấu cháo vì lâu nhừ, vì không khéo thì nước cháo tràn lên miệng nồi làm khó vệ sinh bếp. Nhưng đừng lo đây là mẹo hay cho bạn: 

Ủ cháo nhanh nhừ, không tốn gas, tốn điện

Nếu bạn cần hầm cháo bằng điện hoặc bằng bếp gas sẽ tốn nhiên liệu. Nhưng với sự chuẩn bị này bạn sẽ tiết kiệm kha khá công nấu và không tốn điện tốn gas. Bạn hãy ngâm gạo trước khi nấu. Thay vì phải ninh cháo theo cách truyền thống thì hãy ngâm gạo rồi cho gạo và nước sôi vào ủ trong bình giữ nhiệt, phích giữ nhiệt, hoặc cho vào nồi cơm điện ủ chế độ giữ ẩm. Lưu ý chỉ cho lượng nước vừa phải để gạo nở ra. Sau đó dùng thìa đánh nhuyễn cháo, đánh nhuyễn với ít nước thì hạt gạo sẽ dễ được nghiền nhừ hơn là dùng nhiều nước. Sau đó gạo đã nghiền nhuyễn thì mới thêm nước vào đun và nguấy tới sôi trở lại. Thế là bạn không mất thời gian ninh và canh nồi cháo.

Muốn nấu cháo nhanh nhừ không tốn ga tốn điện hãy ngâm và ủ gạo trước

Muốn nấu cháo nhanh nhừ không tốn ga tốn điện hãy ngâm và ủ gạo trước

Hoặc nếu bỗng dưng muốn đi nấu cháo không kịp ngâm gạo thì hãy cho gạo vào rang. Rang gạo giúp cho cháo thơm và lại nhanh nhừ hơn. Sau khi rang gạo thì cho vào nồi cho nước đun sôi rồi ủ 10 phút cho hạt gạo nở ra. Bạn cũng chỉ cho lượng nước vừa phải để gạo nở rồi dùng thìa, môi đánh nhuyễn cho dễ sau đó mới thêm nước vào sau.  Nếu bạn  muốn ăn dạng cháo mềm nhưng trông vẫn còn hạt thì bạn thêm nước đun sôi và ủ thêm 10 phút là được. Còn nếu muốn hạt gạo nhuyễn thành bột mịn, cháo đồng nhất thì sau khi ủ, bạn lấy muôi nghiền vào cháo, nghiền khi cháo còn đặc mới dễ nhuyễn.

Tránh để cháo bị tràn lên miệng nồi

Vì cháo chủ yếu là gạo nên khi đun lửa to sẽ bị trào lên. Để cháo không bị tràn lên miệng nồi thì khi nấu nếu dùng bếp gas hoặc bếp từ thì bạn đun nhỏ lửa và nguấy đều. Còn nếu dùng dạng nồi cơm điện thì nên chú ý cháo sôi thì cho về chế độ ấm. Mẹo hay để giảm sự trào lên của cháo là thêm một chút dầu ăn vào cháo và gác một chiếc thìa gỗ lên miệng nồi trong quá trình đun. Dầu ăn sẽ khiến cho lớp tinh bột màng lại không trào lên miệng nồi.  Thìa gỗ có tính hút nước nên hút hơi nước bốc lên từ cháo giúp chúng không bị trào ra. Thìa gỗ cũng giúp làm vỡ các bong bóng trào lên nên không thể tràn ra ngoài nữa. 

Gác thìa gỗ lên miệng nồi giúp ngăn cháo trào ra ngoài

Gác thìa gỗ lên miệng nồi giúp ngăn cháo trào ra ngoài

Cách để không làm cháo chát sát đáy nồi

Cháo là tinh bột lại có nhiều nước nên nếu không chú ý thì lớp tinh bột đọng ở đáy nồi hay bị bám vào nồi và dễ cháy. Khi nấu bạn cần chú ý đảo thường xuyên xuống tận đáy nồi để chúng không bám vào đáy nên bớt cháy. Hơn nữa trước khi nấu bạn có thể áp dụng mẹo này giúp chống sát cháy cháo ở đáy nồi: Đó là hãy làm nóng nồi rồi thoa một lớp dầu/mỡ ăn quanh lòng nồi thì khi nấu sẽ không bị sát nồi thì sẽ hạn chế bị cháy ở đáy nồi.

Với các mẹo nấu cháo như trên bạn có nồi cháo gạo thơm và nhanh nhừ mà không cần xay gạo thành tấm, hay bột.

Nhiều người nghĩ xay gạo thành bột để nấu cháo cho nhanh. Nhưng đó không phải cách hay. Bởi vì gạo khi xay ra nấu thành cháo ăn vị khác với nấu từ gạo. Hơn nữa vì thành bột bạn nguấy nhanh nên gạo chưa thực sự chín nở hết ăn không tốt cho sức khỏe và cũng không giúp cho cháo dẻo như nấu từ gạo. 

Khi nấu cháo xong, bạn có thể dùng thịt bằm xào, ruốc, cá... tạo ra bát cháo giàu dinh dưỡng cho gia đình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên
Từ khóa: nấu cháo sườn