Tại sao người giỏi nhất lại không được chọn? Hóa ra vì lý do rất thực tế này, bạn nên biết

10:41, Thứ sáu 20/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Không phải người giỏi nhất đã là lựa chọn tốt nhất trong nhiều trường hợp.

Người giỏi nhất không được chọn

Trong một công ty, khi chuẩn bị cho dự án lớn, ông chủ đưa bản thiết kế cho 3 người và nói họ đưa ra nhận xét và lên kế hoạch triển khai bản thiết kế và cho họ 3 ngày để báo cáo lại.

Nhưng chưa đến 1 giờ sau, người thứ nhất đã lên báo cáo và nói: Bản thiết kế này sai, sai rất sơ đẳng mà sao sếp cũng không nhận ra. Anh ta không thể tiến hành. 

Người thứ hai một ngày sau báo cáo: Anh ta đặt câu hỏi với sếp rằng trong bản thiết kế anh ta thấy có chút vấn đề không biết có phải nhầm lẫn không, nhờ sếp xem lại trước khi lên kế hoạch triển khai. Anh ta cũng nói đã có tham khảo thêm ý kiến đồng nghiệp về vấn đề lỗi ở đây và đều nhận được chung ý kiến là chỗ đó nên xem xét lại cho kỹ hơn.

Người thứ ba đúng 3 ngày sau mang  lên kế hoạch triển khai nhưng không nói gì về lỗi sai nào trong bản thiết kế.

Người giỏi nhất chưa chắc là lựa chọn tốt nhất

Người giỏi nhất chưa chắc là lựa chọn tốt nhất

Người sếp đã chọn người thứ 2 để làm trưởng nhóm dự án này và còn thăng chức cho người thứ hai mặc dù người thứ nhất là người luôn được đánh giá tài năng nhất công ty.

Người sếp nói: Người thứ nhất giỏi, rất giỏi nhưng quá tự mãn và kiêu ngạo. Dự án này quá lớn, ông không thể giao cho người tự mãn bởi nếu sơ suất thì sẽ hỏng hết. Còn người thứ hai giỏi tuy chưa bằng người thứ nhất nhưng có cả thái độ tốt,và có thể làm đội nhóm. Dự án lớn không chỉ có một mình trí tuệ anh ta mà có nhiều người nên sếp không lo lắng về chuyên môn, anh ta giỏi thế là tốt rồi nhưng quan trọng cần thái độ tốt và tinh thần tập thể tốt thì dự án này chắc chắn thành công. Còn người thứ ba không thể chọn vì chỉ có thể tuân lệnh mà không thể chủ động.

Những "điểm yếu chết người" mà nhiều người giỏi hay mắc

Tài năng kiến thức là vô cùng quan trọng. Nhưng có những thứ có trí tuệ tập thể nên tài năng không quyết định tất cả. Hơn nữa năng lực có thể học hỏi bồi đắp nhưng nếu có năng lực mà không sửa những điều sau thì cũng rất dễ gây họa:

Nhiều người giỏi chuyên môn nhưng lại có khuyết điểm chết người khác

Nhiều người giỏi chuyên môn nhưng lại có khuyết điểm chết người khác

Người giỏi nhưng thái độ không tốt

Dân gian có câu thái độ hơn trình độ. Người giỏi nhưng thái độ không tốt sẽ ảnh hưởng tới sự hợp tác tập thể và gây cảm giác khó chịu cho người khác. Do đó tinh thần tiêu cực của người giỏi có thể gây ra năng lượng tiêu cực trong tập thể nên họ giỏi nhưng chưa chắc đã tạo được kết quả tập thể tốt. Hơn nữa người giỏi mà thái độ không tốt thì người khác cũng khó nể trọng trừ trường hợp lĩnh vực đó chưa có người thực hiện, lĩnh vực đó đặc thù.

Giỏi nhưng chủ quan

Những người giỏi nhưng lại có tính cao ngạo chủ quan thì có thể chết vì sơ suất nhỏ. Họ có tự phụ nên không nghe người khác góp ý, quá tin vào kinh nghiệm cũ của mình mà bỏ qua những tình huống bất ngờ. Chính điều đó có thể khiến việc lớn hỏng vì lỗi nhỏ. Thế nên khi đã có tinh thần tập thể, trí tuệ tập thể thì người ta cần ở người dẫn dắt là sự cẩn trọng, chớ chủ quan còn vấn đề về năng lực đã được tập thể cùng bảo trợ.

Giỏi nhưng EQ kém

Người chỉ giỏi chuyên môn mà EQ kém thì thường khó có thiện cảm và cũng khó khiến người khác thấm nhuần sự giỏi của họ. Vì thế ngoài giỏi chuyên môn ra thì cần biết cách thể hiện bản thân, EQ cao để tạo mối quan hệ tốt, sự kết nối tốt mới đạt hiệu quả tốt.

Giỏi đòi hỏi cao

Có những công việc không cần quá nhiều năng lực hoặc không cần người giỏi nhất. Thế nên người ta ngại không chọn người giỏi nhất vì sợ đòi hỏi điều kiện thù lao lương thưởng quá cao.

Bởi thế trong đời sống đừng nghĩ cứ giỏi nhất sẽ là chiến thắng!

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên