Tại sao người ta hay quét vôi lên gốc cây?

16:35, Thứ ba 19/12/2023

( PHUNUTODAY ) - Việc quét vôi lên gốc cây có ý nghĩa nhất định mà không phải ai cũng biết.

Nhiều khi đi ngoài đường, trong công viên hoặc vào các vườn cây, bạn sẽ thấy người ta thường quét vôi lên gốc cây. Việc này không chỉ làm cho đẹp mà còn có tác dụng nhất định.

Tác dụng của việc quét vôi lên gốc cây

Quét vôi lên gốc cây là một trong những biện pháp đơn giản mà hữu hiệu giúp ngăn chặn sự tấn công của các loại côn trùng, nấm mốc và một số loại bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của cây trồng.

Quét vôi lên gốc cây là cách bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh được dân gian áp dụng từ xa xưa. Đặc biệt, nó có thể ngăn các loài sâu đục thân làm cây cối héo mòn.

Việc quét vôi lên gốc cây là một biện pháp nông nghiệp có lịch sử lâu đời, được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới và được sử dụng tới tận ngày nay.

quet-voi-len-goc-cay-01

- Chống sâu bệnh

Khi quét vôi lên gốc cây, nó sẽ tạo ra một lớp bao bọc màu trắng. Trong suốt thời kỳ Trung cổ và Phục hưng, người ta sử dụng vôi và muối trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng vì nó có giá cả phải chăng và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Quét vôi lên gốc cây là cách đơn giản nhất để bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của các loại sâu bệnh. Một số loại gây hại cho cây trồng như sinh vật gặm nhấm, côn trùng đục lỗ có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho cây. Chúng gặp vỏ cây, đục lỗ hở trên cây và đẻ trứng. Khi cây bị phá hoại, nó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, làm cây suy yếu và héo mòn.

Vôi có thể sử dụng thay thế cho các loại thuốc trừ sâu hóa học vì nó có tính kháng khuẩn, diệt nấm lại không độc hại với môi trường cũng như sức khỏe của con người.

Màu trắng của vôi để lại trên cây cũng giúp người trồng theo dõi bệnh tật và sự lây lan bệnh trên cây một cách dễ dàng hơn. Những màu sắc bất thường do bệnh gây ra cho cây sẽ được phát hiện và điều trị kịp thời.

- Chống lại tác hại của nắng và sương giá

Với những cây non, vỏ mỏng thì nắng có thể khiến cây bị cháy. Tình trạng này xảy ra khi cây tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt. Để bảo vệ cây non dưới ánh nắng, người ta có thể phủ một lớp vôi trắng lên cây. Nó có tác dụng như một loại kem chống nắng, giúp phản chiếu ánh sáng mặt trời, bảo vệ cây trước ánh năng, giảm thiểu nguy cơ cháy nắng.

Ngoài ra, lớp vôi trắng cũng giúp giữ nhiệt độ ở vỏ cây ổn định hơn, luôn mát mẻ tương tự như việc chúng ta mặc quần áo trắng vào ngày nóng sẽ thấy mát hơn. Lớp vôi trắng phản chiếu ánh nắng và tản nhiệt tốt hơn cho cây. Cây mát hơn thì có thể phát triển tốt hơn.

Quét vôi trắng lên cây cũng giúp cây chống lại sương giá. Ngăn vỏ cây bị hư hại do nhiệt độ xuống quá thấp.

- Tạo tính thẩm mỹ

Với các cây trồng trên đường hoặc trong công viên, việc quét một lớp vôi trắng đều lên các gốc cũng giúp tăng vẻ đẹp, tạo sự bắt mắt cho tổng thể cả vườn. Cây được quét vôi trắng ở gốc cũng sẽ dễ quan sát hơn, rất hữu ích cho việc nhận biết chướng ngại vật trên đường di chuyển của người tham gia giao thông.

Cách quét vôi lên gốc cây

quet-voi-len-goc-cay-02

Bạn nên kiểm tra thân cây một lượt trước khi tiến hành quét vôi. Nếu cây có nhiều rêu, nấm bám trên vỏ thì nên loại bỏ chúng trước rồi mới quét vôi lên để tạo độ bám dính cao. Để loại bỏ các loại mảng bám này trên thân cây, người ta có thể sử dụng vòi phun nước áp lực cao.

Nước vôi dùng để quét lên gốc cây thường là nước vôi 1% hoặc nước vôi pha với nước thường theo tỷ lệ 1:5.

Bạn có thể dùng chổi nhúng nước vôi và quét đều từ gốc cây sát mặt đất lên tới thân cây. Nếu quét vôi trong giai đoạn cây ra quả thì nên tránh để vôi dính vào dây quả vì vôi có thể làm cháy dây và khiến quả bị hỏng. Với các loại cây ăn quả thông thường, người ta sẽ quét vôi cao tâm 1,5 mét tính từ mặt đất, có thể quét vôi ra tận các đầu cành của cây.

Với số lượng cây lớn, để rút ngắn thời gian phủ vôi ở gốc cây, người ta sẽ dùng cách phun. Nước vôi được đổ vào bình phun để phun trực tiếp lên gốc cây. Lưu ý, trước khi đổ vào bình phun, phải lọc nước vôi qua vải màn khoảng 2-3 lần để tránh làm tắc vòi phun.

Bạn có thể áp dụng cách này đối với cây trồng trong gia đình, trong vườn nhà để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh, giúp cây phát triển khỏe mạnh.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền