Mỗi em bé chào đời mang đến niềm vui, hạnh phúc và rất nhiều hi vọng lớn lao của bậc làm cha mẹ. Ngay khi một đứa trẻ chào đời, việc cha mẹ bận tâm nhất chính là đặt tên cho con là gì. Cái tên sẽ theo con suốt đời, ảnh hưởng tới vận mệnh của con.
Vậy bạn có biết tại sao người xưa đặt tên con trai đại kỵ chữ 'Thiên', con gái đại kỵ chữ 'Tiên'?
Ngày xưa đặt tên con, người lớn sẽ mở từ điển, tra thơ từ xem tên nào ý nghĩa, hoặc mượn tên những nhân vật có sức ảnh hưởng để đặt tên cho con. Tuy nhiên, có một điều rằng người xưa đặt tên “con trai không có chữ “Thiên”, con gái không có chữ “Tiên”.
Thực ra, đây là cách nói tránh phạm húy của thời cổ đại. Ví dụ như vị vua lập quốc thời Đường của Trung Quốc tên là Lý Uyên, trùng hợp khi ấy lại có một thanh kiếm có tên là Long Uyên, để tránh phạm húy với chữ “Uyên” nên đã sửa thành Long Tuyền. Hơn nữa trong thời cổ đại cũng có rất nhiều những ví dụ tương tự như vậy.
Chữ “Thiên” có nghĩa là Thiên Tử, từ này ý chỉ hoàng đế. Nếu như người bình thường dùng chữ này để đặt tên thì chính là một đại kỵ hàng đầu. Thế nên, khi đặt tên cho con trai tuyệt đối không được có chữ “Thiên”.
Và trong thời cổ đại Trung Quốc cũng có một thần thoại tín ngưỡng, “Tiên” trong thời cổ đại có nghĩa là thần tiên, tiên nữ. Vậy nên nếu như đặt tên cho con có mang chữ “Tiên” thì sẽ như phải tội với các vị thần tiên, là đại kỵ.