Với những người hiện đại, ăn ba bữa một ngày là chuyện hết sức bình thường, đến lúc đó tự nhiên sẽ đói, có người thậm chí nửa đêm còn ăn vặt trở thành 4 bữa ăn một ngày.
Nhưng bạn có biết vào thời xưa một ngày hai bữa chính là quan niệm chủ đạo của người bình thường.
Thời xưa người ta thường ''đói thì ăn đồ ăn, no thì đợi đến khi đói mới ăn'', chứ không có khái niệm ăn thành các bữa đều đặn. Bữa ăn dần hình thành vào thời nhà Thương thời xưa, vì vậy vào thời tiền Tần, "ăn hai bữa" bắt đầu xuất hiện.
Thông thường, bữa ăn đầu tiên trong ngày là "trào thực", hay còn gọi là (ung - bữa cơm sáng), được ăn từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, bữa ăn cuối trong ngày được ăn từ 3 đến 5 giờ chiều, gọi là (sôn - bữa cơm chiều).
Thời xưa thì người ta thực hiện giới nghiêm rất chặt, có hệ thống, người dân tuyệt đối không được đi lang thang vào ban đêm. Ngoài ra thì thói quen hàng ngày của người dân bình thường là làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi khi mặt trời lặn nên họ thường đi ngủ rất sớm vào buổi tối và chẳng cần ăn thêm bữa thứ ba.
Mặt khác thì người dân thời xưa sống rất bần đạm bạc nên chủ có chút gì đó thưởng ẩm là đã vui rồi.
Nhưng khi đến thời nhà Tống, nông nghiệp phát triển, kinh tế cũng nhanh chóng phát triển. Lúc này chính phủ bãi bỏ chính sách giới nghiêm nên xuất hiện nhiều chợ đêm, quán xá.
Dù trời tối vẫn có người đi mua sắm, đi dạo, thỉnh thoảng họ sẽ ăn gì đó khi nhàn rỗi, dần dần hình thành thói quen. Người ta bắng đầu sống với việc ngày ăn 3 bữa.
Nhưng đến thời nhà Minh và nhà Thanh, chính sách giới nghiêm lại được khôi phục. Người dân bình thường quay trở lại cuộc sống ngày xưa, không những không có đồ ăn mà chỉ có thể ở nhà và đi ngủ sớm vào ban đêm. Sau này vào cuối thời nhà Thanh, văn hóa phương Tây dần được du nhập và thói quen 3 bữa một ngày lại trỗi dậy và được cố định cho đến ngày nay.