Con gái tôi đã chết mà thôi không hay biết
Khi mang bầu bé gái thứ 2, tôi đã có một bé trai 15 tháng tuổi. Tôi đã làm thủ tục nghỉ sinh tại công ty và ở nhà chờ đến ngày chuyển dạ. Nhưng tối hôm đó, khi tôi đang ở tuần thai thứ 39, tôi thấy bụng đau quặn lên khi ngồi dậy, cơn đau tăng dần khiến tôi thấy khá khó chịu. Tôi không nghĩ quá nhiều vì cho rằng cơn đau như vậy là hoàn toàn bình thường trong vài tuần cuối của thai kỳ. Đến đêm hôm đó, các cơn co cơ, co thắt bụng bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn và khiến tôi bị đau hơn. Khoảng 1 giờ sáng, tôi thoáng nghĩ có thể mình sắp chuyển dạ.
Lần sinh đầu, tôi phải dùng thuốc kích đẻ và sinh mổ nên lần này, tôi không nghĩ mình có thể chuyển dạ tự nhiên như vậy. Tôi chủ quan và nghĩ đến lời dặn của bác sĩ đã khám cho mình trước đó “Đây là lần sinh mổ thứ 2, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh chưa đủ 1,5 năm thì nguy cơ đe dọa đến sức khỏe mẹ và thai nhi là rất cao.”
“Ục…” – nước ối của tôi vỡ và chảy xuống chân.
Lúc đó, tôi vẫn bình tĩnh đi chuẩn bị đồ để đến bệnh viện. Nhưng có điều lạ là, nước ối ngoài màu nâu còn có những mảng xanh, mặc dù thấy lạ nhưng tôi cũng vẫn bỏ qua dấu hiệu báo động này. Chưa bao giờ trong đầu tôi có ý nghĩ mình có thể mất con ngay trong bụng.
Nhưng sau đó, tôi chợt nhận ra đã khá lâu kể từ lúc bắt đầu các cơn đau thì tôi không thấy em bé cử động. Tôi đã nói những nghi ngờ của mình với mẹ nhưng mẹ tôi đã gạt bỏ suy nghĩ của tôi và cho đó là chuyện bình thường, có thể lúc chuyển dạ do đau quá nên tôi không cảm nhận được cử động của con.
Nhưng ngay sau khi bước vào phòng sinh, tôi bắt đầu có cảm giác cồn cào khó chịu trong dạ dày và ruột. Tôi mơ hồ nhận ra điều bất ổn nào đó đang xảy ra. Lúc y tá lấy nước tiểu để xét nghiệm, cô ấy cũng nói gì đó về những mảng xanh trong nước ối của tôi. Và đó chính là phân su của em bé. Đây không phải là một dấu hiệu tốt, em bé của tôi đang gặp vấn đề, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Các y tác, bác sĩ cũng không thể đo nhịp tim của con tôi. Kết quả siêu âm cũng không thấy tim con tôi còn đập nữa. Tôi òa khóc và run rẩy, bác sĩ thông báo thai của tôi đã bị chết lưu. Con gái tôi đã chết ngay trong bụng mẹ, nguyên nhân được cho là do sự bất thường của dây rốn.
Sau đó, tôi được đưa vào phòng mổ để mổ lấy thai, tôi cũng cố làm mọi cách ôm con vào lòng, da tiếp da, những mong phép màu sẽ xảy ra nhưng sự thật là tôi đã đánh mất con bé và không có phép màu nào cả.Để sẵn sàng cho hành trình chào đón con yêu gần kề, mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những điều gì là vấn đề quan trọng người mẹ cần lưu tâm.
Những lưu ý trong thời kỳ tam cá nguyệt
Tham gia các hoạt động
Lời nhắc nhở mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những điều gì khiến chị em bầu bí trở nên thận trọng đến mức hạn chế các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Như vậy bạn đã hiểu sai, bạn chỉ nên hạn chế việc đi xa trong những tuần gần kề ngày dự sinh vì cơn đau chuyển dạ có thể xuất hiện bất ngờ. Ngược lại việc tích cực vận động sẽ giúp chị em sinh nở thuận lợi hơn.
Những bộ môn thể dục như tập yoga, thiền, đi bộ, bơi lội vừa tăng cường sức khỏe thai kì, vừa giúp giảm căng thẳng lại điều trị một số bệnh lý xuất hiện khi mang thai như đau nhức cơ thể.
Dạy con từ trong bụng mẹ
Mẹ bầu đọc sách, nghe nhạc vừa thư giãn tinh thần lại giáo dục sớm cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ
Trong 3 tháng cuối thai kì, não bộ của thai nhi đã phát triển mạnh mẽ, bé có khả năng ghi nhớ, nghe tốt vì vậy đây là thời điểm thích hợp để thực hiện thai giáo, nhằm giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và bé cũng như giáo dục sớm cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Khám thai thường xuyên
Việc khám thai thường xuyên trong 3 tháng cuối giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu tai biến sản khoa (nếu có). Từ tuần 27-36, mẹ bầu nên khám thai định kỳ 2 tuần/lần. Từ tuần 36 đến trước sinh, khám thai 1 tuần/lần.
- Vào tháng cuối mang thai, chị em cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng đi sinh; lựa chọn bệnh viện phụ sản hoặc bác sĩ đỡ đẻ. Thông thường các bệnh viện sẽ yêu cầu thai phụ làm hồ sơ sinh từ tuần 36 trở đi.
- Việc quyết định tên ở nhà, tên khai sinh cho trẻ cũng cần được thực hiện trong thời gian mang thai cuối.
- Bạn cần sắp xếp bàn giao dần công việc đang làm tại cơ quan cho người kế nhiệm. Giữ liên hệ với người phụ trách chế độ bảo hiểm thai sản của cơ quan sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
- Chị em nên tranh thủ nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể, thư giãn tinh thần để mẹ khỏe con vui tạo thuận lợi cho quá trình sinh nở.