Ngôi làng nói “ngoại ngữ” gần Thủ đô
Người lạ tới làng Đa Chất (Đại Xuyên, Phú Xuyên), cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, phải có phiên dịch vì người dân sử dụng một ngôn ngữ riêng để trao đổi với nhau.
Ví dụ như, nếu muốn hỏi “Cậu từ thành phố hay làng khác đến”, người ta sẽ dùng câu “Mỗ khái, mỗ lõng ngoại?”.
Một người dân địa phương cho biết, lệ làng quy định tất cả những người sinh ra ở Đa Chất đều phải học thứ tiếng này.
Ngoài sự phong phú về vốn từ vựng, thứ ngôn ngữ này của người Đa Chất rất giàu biểu cảm. Từ ngữ và cách sử dụng của họ cũng hết sức hình tượng.
Họ cũng dùng một hệ số đếm riêng biệt: nhất (một), nhị (hai), thâm (ba), chớ (bốn), dâu (năm)... Người Đa Chất rất kiên định về việc bảo lưu thứ ngôn ngữ này, họ chỉ truyền cho những người thuộc làng mình.
Xã không cười ở Yên Bái
Đó là xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Nhiều người trong xã cứ đến 30 tuổi là bị rụng hết cả hàm răng.
Nhiều người trong xã cứ đến 30 tuổi là bị rụng hết cả hàm răng. |
Ai có tiền thì lắp răng giả, không thì đành chịu cảnh móm. Chính vì thế, phụ nữ Mông ở đây dù rất duyên dáng nhưng ít khi cười và ngại giao tiếp với người lạ.
Người dân xã Trạm Tấu vẫn chưa biết nguyên nhân vì đâu phụ nữ ở đây mắc bệnh rụng răng sớm như vậy.
Ông Giàng Văn Vang, chủ tịch Hội người cao tuổi xã Trạm Tấu nói: “Bác sĩ cho biết chính các mảng bám trên răng đã gây ra dạng viêm lợi làm rụng răng. Có thể vì phụ nữ Trạm Tấu ít quan tâm tới vệ sinh răng miệng nên mới bị vậy”.
Gia tộc 24 ngón chân, tay ở Bến Tre
Nhiều đời trong gia tộc của ông Võ Văn Cống ở xã Vĩnh Bình (Chợ Lách, Bến Tre) đều có nhiều ngón hơn người bình thường.
Gia tộc 24 ngón chân, tay ở Bến Tre. |
Ông ngoại của ông có 24 ngón, sinh ra mẹ ông cũng có 24 ngón. Tiếp tới các anh em, con cái và cháu chắt nhà ông Cống cũng có thừa ngón như vậy.
Tất nhiên, không phải tất cả mọi người trong gia tộc đều chịu cảnh này. Tính từ đời ông ngoại của ông Cống đến nay, hiện gia đình họ có 14 người sở hữu 24 ngón chân, tay.
Xã “6 ngón”
Đối với người dân các xã Thanh Tùng, Thanh Khai, Xuân Tường (Thanh Chương, Nghệ An), việc mọc thêm ngón tay thứ 6 hay các ngón dính liền với nhau bằng lớp màng như chân vịt gọi là bệnh “trết”.
Những bàn tay thừa ngón. |
Một trường hợp bị “trết” điển hình là nhà ông Võ Văn Minh ở xóm Minh Sơn. Gia đình 6 người thì có tới 4 người mang bệnh.
Từ lúc sinh ra, ở ngón tay út của các con ông đều có hai cục thịt thừa, sau phát triển dần thành hai ngón tay thu nhỏ.
Theo thống kê, năm 2013, ở xóm Minh Sơn có hơn 50 người mang bệnh “trết”.
Vùng đất "trường thọ"
Đó là xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Ở đây có rất nhiều các cụ ông, cụ bà sống trên trăm tuổi, nhưng vẫn có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai đến kỳ lạ. Toàn xã có hơn 200 người trên 60 tuổi, trong đó có gần 20 người trên 100 tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu cũ và chưa đầy đủ, đến nay, số người trên trăm tuổi còn nhiều hơn. Đặc biệt dù tuổi cao nhưng các cụ vẫn rất minh mẫn, nói năng mạch lạc và tự chăm sóc được cho bản thân.
Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh vì sao xã Hữu Lập lại nhiều người sống thọ và khỏe mạnh như vậy.
Làng gốm Thổ Hà xây nhà bằng tiểu sành và mật ong
Đó là làng Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Vốn làng có nghề gốm cho nên từ nhiều đời nay, người dân tận dụng những chiếc tiểu sành (đựng hài cốt) vỡ, hỏng không bán được để xây tường.
Làng gốm Thổ Hà xây nhà bằng tiểu sành và mật ong. |
Chính bởi những tiểu sành này rỗng bên trong, lại có những lỗ nhỏ bên ngoài nên được loài ong “tận dụng” làm thành tổ của mình. Vì thế, mỗi bức tường nhà của người dân Thổ Hà có đến vài ba chục đàn ong sinh sống.
Mặc dù vậy, như một thứ luật bất thành văn, chủ mỗi ngôi nhà có ong trú ngụ không bao giờ được lấy mật bởi có thế khiến chúng bỏ đi hoặc tấn công nguy hiểm. Đã có trường hợp, kẻ trộm vào nhà người dân nơi đây lấy trộm mật và bị ong đuổi chối chết.
Làng trai ở vậy... cho gái thèm
Bộng Dầu (Quảng Nam) nơi vốn nổi tiếng với trái bòn bon từng được mệnh danh là “Nam trân” (trái quý ở phương Nam) hàng chục năm qua còn mang tên là xóm đàn ông độc thân.
Đàn ông Bộng Dầu trở về quê hương sau tháng ngày bôn ba. |
Làng có 28 hộ với gần 150 người nhưng đến nay đàn ông trong xóm đa phần đã đến độ tuổi kết hôn mà vẫn chưa lập gia đình. Người ta đến với làng này trước sau chỉ thấy đàn ông không vợ. Không phải vì đàn ông xứ này có vấn đề về sinh lý, bởi những lần tụ lại bên mâm rượu, chủ đề của họ vẫn là phụ nữ, vẫn nói chuyện gái trai như bao người khác. Cũng không phải họ tôn thờ chủ nghĩa tự do, không muốn ràng buộc vợ con mà phần nhiều là do hoàn cảnh. Đa số đàn ông ở Bộng Dầu rất nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt phải ở vậy...
Cái nghèo khiến đàn ông làng Bộng Dầu cũng đã bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc với nhiều nghề để sống nhưng rồi cuối cùng quay trở về cố hương để đi phụ hồ, làm cát sỏi kiếm ngày dăm bảy chục ngàn nuôi thân và nuôi cha mẹ già. Vì thế họ luôn canh cánh một nỗi niềm: lấy vợ rồi sống bằng gì, có lo được cho gia đình không hay lại làm khổ vợ, khổ con.
Giờ đây, ánh điện đã thắp sáng khắp nơi, những phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã có thể đến từng góc nhà của xóm Bộng Dầu, hy vọng một ngày không xa, những người đàn ông Bộng Dầu không còn phải đơn độc.
Làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên
Loài sâu muồng được ưa chuộng ở Tây Nguyên. |
Đầu mùa mưa, các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau, sâu sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có mặt ở khắp các cành cây, ngọn lá.
Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng với loài sâu muồng phá hại cây cối mùa màng, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp "lấy độc trị độc”: bắt "giặc cây” đem về chế biến thành món ăn.
Ban đầu khi mới ăn sâu, không ít người dân sợ bị bệnh tật vào người nhưng sau này ăn nhiều họ lại trở nên nghiện món ăn quái đản này. Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến các cây muồng bắt sâu đem về ăn. Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ. Sâu được bà con nơi đây chế biến thành nhiều món như: hấp, rán, xào, nướng.
Chán đời, người đàn ông bơm muối vào ngực để thử làm phụ nữ Chán với cuộc sống hiện tại, hai người đàn ông đã thực hiện ca tiểu phẫu bơm ngực để trải nghiệm cảm giác trở thành phụ nữ. |