Từ rất lâu rồi, con người đã loay hoay đuổi theo “chuẩn cái đẹp” trước khi y học hiện đại ra đời như một phép lạ. Các nhà phát minh đã tung ra vô số máy móc, phương tiện làm đẹp, có những thứ thoạt trông khá buồn cười nhưng có một thời, chúng là “tay vịn” của nhiều người muốn làm đẹp. Bài viết dưới đây sẽ khiến bạn phải kinh ngạc về độ tinh vi, cầu kỳ trong nghệ thuật làm đẹp của phụ nữ dưới thời Victoria, Anh.
[links()]
Tạo lúm đồng tiền, hút mụn cho khuôn mặt hoàn hảo
Phụ nữ Anh dưới triều đại Victoria và Edward thường có xu hướng mặc áo nịt ngực được tô điểm cầu kỳ, tinh tế hài hoà với chiếc váy ẩn vào thân nhằm che đậy những chỗ khiếm khuyết trên cơ thể, giúp họ tự tin trong việc kiểm soát hình thể của mình.
Cách ăn mặc như thế giúp mỗi phụ nữ tùy ý chỉnh sửa chỉ số vòng eo như ý muốn của mình. Bởi vì toàn bộ cơ thể đã được bao phủ bởi xống áo nên chỉ còn khuôn mặt mới là nơi tiết lộ vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ.
Để được xem là người thực sự đáng yêu, người phụ nữ phải có nước da xanh nhạt, da mềm mại và dẻo dai như bột. Đương nhiên, các nhà sáng tạo cũng không tiếc công sức để phát triển ra các loại sản phẩm thẩm mỹ nhằm bảo vệ làn da tươi đẹp và trẻ trung cho các quý bà, quý cô.
Máy tạo lúm đồng tiền trên mặt của Isabella Gilbert (1936) và máy hút mụn làm sạch mặt do bà chế tạo ra (1932). |
Vào năm 1889, bà mệnh phụ Margaret Kroesen tỏ ra hết sức lo lắng cho cô con gái Alice – một nghệ sĩ dương cầm hoà nhạc – đang có dấu hiệu tàn tạ bởi những nếp nhăn trên khuôn mặt và có thể nó sẽ đánh hỏng sự nghiệp của Alice trên sân khấu.
Không muốn con gái bị “về vườn”, bà Margaret Kroesen đã chế ra một sản phẩm gọi là “Dụng cụ triệt nếp nhăn” (còn gọi là Frownies). Thiết bị này thực chất là một số mảnh giấy đi kèm với chất kết dính. Cho đến ngày hôm nay Frownies vẫn đang được các quý bà sử dụng.
Cách sử dụng Frownies đại để là úp miếng giấy có chất kết dính lên vùng da nhăn của mình và mát xa trên đó bằng cách di chuyển các đầu ngón tay cho tờ giấy di động trên nếp nhăn, nó như một bài tập thể dục mà về lâu về dài, sẽ làm cho da bớt nhăn và trở lại độ căng mịn ngày nào.
Thêm vào đó, phụ nữ thời Victoria cũng tin rằng các rung động trên mặt họ có thể chữa lành mọi thứ từ táo bón, đau đầu và cả chứng “cuồng loạn” ở nữ giới.
Ngoài ra máy rung da cũng được sử dụng nhằm mục đích giúp các bà, các cô có làn da nhão trở nên căng mịn, ngoài ra nó còn giúp trị gàu, cải thiện cơ bắp và loại bỏ đau nhức.
Khi Coco Chanel bị nám da trong lúc nghỉ mát ở French Riviera vào thập niên 20 của thế kỷ trước, bà cảm thấy một cảm giác thoải mái trong lòng nhưng đại đa số phụ nữ thời đó lại e sợ sự nám da do cháy nắng có thể để lại những căn bệnh nguy hiểm như một dạng dịch hạch mơ hồ nào đó.
E sợ nám da, phụ nữ đua nhau tìm mọi cách bảo vệ khuôn mặt và cơ thể của mình bằng các loại thuốc mỡ được cấy giấy phép bào chế mà không hề biết rằng trong các thành phần thuốc mỡ có cả thủy ngân, nhưng chưa vừa lòng, các phụ nữ còn đeo cả mặt nạ và áo choàng chống nắng.
Thậm chí cả nữ phi công huyền thoại Amelia Earhardt cũng cảm thấy xấu hổ bởi những vết đốm tự nhiên trên da của mình, và bà đã che đậy việc này trong lần hạ cánh bằng cách bôi thuốc mỡ chống đốm da nhãn hiệu Dr. C.H. Berry.
Vào năm 1949, thở bong bóng hứa hẹn giúp cho cơ thể bạn săn chắc và đầy đặn. |
Trong thập niên 1930, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện ảnh, nhiều siêu sao Hollywood đã trở nên hết sức quan tâm chuyện làm đẹp cho chính mình. Vì thế không cần phải ngạc nhiên khi mà vào thời đó, một siêu sao với khuôn mặt nhăn nhó trở thành một “nỗi ám ảnh quốc gia”.
Làm cách nào khiến cho họ trở nên duyên dáng? Người ta đo lường, phân tích và thậm chí chỉn chu làm đẹp ngay tại nhà. Các nhà hoá học, người kinh doanh mỹ phẩm và nhà sản xuất tóc giả Max Factor đã dẫn đầu trong trào lưu làm đẹp không biên giới cho những người nổi tiếng của công chúng ngay từ năm 1933.
Đa phần phụ nữ quan tâm đến khuôn mặt hồng hào với những điểm nhấn tạo ấn tượng nổi bật. Các thiết bị làm đẹp trong thập niên 1930 và 1940 nổi bật với thanh kim loại của nhà nữ phát minh Isabella Gilbert trong việc tạo ra những lúm đồng tiền duyên dáng hoặc thiết bị hút nếp nhăn ra khỏi làn da của bạn.
Nhà phát minh Ackerman tuyên bố rằng có thể cải thiện làn da nhăn bằng cách giảm áp suất không khí quanh da.
Cơ thể mảnh khảnh
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, người ta đã sử dụng không biết bao nhiêu là loại máy móc kỳ lạ nhằm mục đích giúp cho người sử dụng có một làn da mềm mại trẻ trung từ ngựa máy đến những loại võng nằm kéo căng cơ thể hay thiết bị rung giảm mỡ tạo eo thon.
Sang đến thế kỷ XX, xã hội dính đầy bê bối và các xu hướng làm đẹp cũng thay đổi khi phụ nữ quay sang chuộng cánh tay toàn da và xương mới là đẹp, tóc cắt ngắn như nam giới và cơ thể mảnh khảnh.
Trong suốt thời gian diễn ra cuộc Đại suy thoái trong thập niên 1930, hình ảnh phụ nữ có thể trạng ốm yếu như suy dinh dưỡng đã trở thành một thứ mốt thông dụng.
Ngay cả người giàu có thừa tiền lắm của, cũng hết sức kiêng khem nhịn ăn để mong một ngày gần nhất mình sẽ có một “mình dây” như những người khác. Thậm chí có cả một giải thưởng từ 15 đến 25 bảng Anh trao cho ai có tấm thân “xương khô” dễ coi nhất.
Trong thời Victoria, người ta hết sức quan tâm đến hình thể của phụ nữ, phải có ngực và eo giống như cái đồng hồ cát mới được xem là mẫu người gợi cảm! Và có thời kỳ cái bụng mũm mĩm và vòng eo nở rộng bị xem là “nỗi ám ảnh” trong văn hoá điện ảnh Hollywood.
Bên cạnh eo thon thì người ta lại có xu hướng khao khát bộ ngực tràn đầy. Tại sao không bơm chúng nở như quả bóng? Với đàn ông, phụ nữ ngực lép bị chê là thiếu gợi cảm và bị “mất điểm” trong mắt họ.
Và quý ông ngực gầy cũng bị đàn bà chê trách, bởi thế nhà thể hình Charles Atlas khuyên các quý ông nên thở bong bóng và mát xa ngực mỗi ngày để biến cơ thể gầy gò thành một quý ông lực lưỡng nam tính chỉ trong vài tuần tập luyện.
Lông, tóc gợi cảm
Hãng Icall cho ra mắt máy làm quăn tóc vào năm 1934. |
Thời Victoria, loại tóc được cánh phụ nữ đánh giá rất cao là sự đung đưa giữa xoăn và thẳng. Đó là lý do giải thích tại sao trong suốt một thập niên, phụ nữ thường có thói quen quấn tóc họ trong lon Coca Cola và sau đó làm thẳng tóc bằng cách đặt tóc nằm giữa hai nếp vải rồi dùng bàn là nóng ủi lên trên, cách này hơi vất vả nhưng bù lại phụ nữ sẽ có mái tóc suôn thẳng tuyệt đẹp.
Nhưng có lẽ thiết bị làm đẹp gàn dở nhất là một loại máy đã được phát minh trong thập niên 1920, nó có tên là “máy dệt vĩnh viễn”. Thiết bị này được thiết kế bởi một phụ nữ có mái tóc tứ tán, khiến cho bà giống như “phu nhân của quỷ Sa Tăng” bị… sét đánh vào tóc.
Vào cuối thập niên 1930, hoá chất làm quăn tóc được phát minh và chẳng mấy chốc những loại máy móc làm đẹp cồng kềnh, lỗi thời đã bị gỡ bỏ.
Không chỉ có vậy, đàn ông cũng đi làm đẹp tóc. Các nhà khoa học Victoria tin rằng việc tăng lượng máu tuần hoàn lên đầu có thể ngừa được bệnh hói đầu. Trước khi được cấy tóc, đàn ông hói đầu thường đội những chiếc mũ kỳ quặc được gắn kèm máy sưởi, máy bơm đầu và các loại máy rung nhằm hy vọng tóc nhanh mọc trên đầu họ.
Nếu như ai cũng thích tóc mọc dài và rậm thì thời Victoria cả đàn ông và đàn bà đều hăng hái cạo những vùng lông không móng muốn. Vào năm 1986, Epilady, một loại tạp chí thời trang dành cho tuổi Teen quảng cáo loại máy cạo lông chân.
Thiết bị cho ra một hứa hẹn: cạo sạch lông tại những vị trí “ghét bỏ” nhưng cũng đi kèm một cảnh báo: sẽ khiến cho người dùng đau như bị cắt tiết!
- Nguyễn Thanh hải (Theo SSM)