Tàu chiến TQ xuống biển Đông, Philippines đón tàu hạt nhân Mỹ

19:05, Thứ bảy 02/02/2013

( PHUNUTODAY ) - Đài Loan khai trương mạng di động trái phép tại Trường Sa, Trung Quốc biên chế thêm 1 tàu khu trục mới cho hạm đội Đông Hải và cho tàu chiến tiến vào Biển Đông... là tin tức thời sự chính ngày 2/2.

(Ảnh nóng) - Đài Loan khai trương mạng di động trái phép tại Trường Sa, Philippines "lách luật" đón tàu ngầm hạt nhân Mỹ ghé cảng Subic, Trung Quốc biên chế thêm 1 tàu khu trục mới cho hạm đội Đông Hải, Tàu chiến Trung Quốc tiến vào Biển Đông...là tin tức thời sự chính ngày 2/2.

Xinhua dẫn lời các nguồn tin quân sự hôm qua cho biết đội tàu gồm tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo cùng các tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Diêm Thành tiến vào khu vực Biển Đông hôm 1/2, sau khi mất 5 giờ để đi qua kênh Bashi. Nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon của Philippines, kênh Bashi là một tuyến hàng hải quốc tế nối Biển Đông với Thái Bình Dương.
Xinhua dẫn lời các nguồn tin quân sự hôm qua cho biết đội tàu gồm tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo cùng các tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Diêm Thành tiến vào khu vực Biển Đông hôm 1/2, sau khi mất 5 giờ để đi qua kênh Bashi. Nằm giữa Đài Loan và đảo Luzon của Philippines, kênh Bashi là một tuyến hàng hải quốc tế nối Biển Đông với Thái Bình Dương.

 

Ba tàu chiến dự kiến tiến hành các nhiệm vụ tuần tra và diễn tập quân sự đa chủng loại trên Biển Đông trong vài ngày tới, bài báo cho biết. Tàu Thanh Đảo rời cảng phía đông Trung Quốc hôm 29/1 để thực hiện các bài tập ở khu vực biển cả và các nhiệm vụ tuần tra. Đội tàu này sáng 31/1 thực hiện cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển cả đầu tiên trong năm 2013, ở Tây Thái Bình Dương, sau khi đi qua eo Miyako như dự kiến. Đến nay, đội tàu đã đi được chặng đường hơn 1.200 hải lý.
Ba tàu chiến dự kiến tiến hành các nhiệm vụ tuần tra và diễn tập quân sự đa chủng loại trên Biển Đông trong vài ngày tới, bài báo cho biết. Tàu Thanh Đảo rời cảng phía đông Trung Quốc hôm 29/1 để thực hiện các bài tập ở khu vực biển cả và các nhiệm vụ tuần tra. Đội tàu này sáng 31/1 thực hiện cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển cả đầu tiên trong năm 2013, ở Tây Thái Bình Dương, sau khi đi qua eo Miyako như dự kiến. Đến nay, đội tàu đã đi được chặng đường hơn 1.200 hải lý.

 

Thông tấn xã Đài Loan ngày 1/2 đưa tin, bắt đầu từ ngày 1/2 Đài Loan chính thức đưa vào vận hành (trái phép - PV) mạng viễn thông di động trên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV).
Thông tấn xã Đài Loan ngày 1/2 đưa tin, bắt đầu từ ngày 1/2 Đài Loan chính thức đưa vào vận hành (trái phép - PV) mạng viễn thông di động trên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV).

 

Đài Loan đã xây dựng hệ thống cơ sở mạng viễn thông di động trên đảo Ba Bình với tổng chi phí hết 7 triệu Đài tệ nhằm cung cấp dịch vụ di động cho lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình cũng như tàu thuyền Đài Loan hoạt động (trái phép - PV) ngoài khu vực Trường Sa.
Đài Loan đã xây dựng hệ thống cơ sở mạng viễn thông di động trên đảo Ba Bình với tổng chi phí hết 7 triệu Đài tệ nhằm cung cấp dịch vụ di động cho lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình cũng như tàu thuyền Đài Loan hoạt động (trái phép - PV) ngoài khu vực Trường Sa.

 

Dịch vụ viễn thông di động của Đài Loan xây dựng trái phép tại Trường Sa do tập đoàn Chunghwa Telecom phụ trách. Hiện tại Đài Loan đang duy trì 100 lính Cảnh sát biển thuộc Cục Tuần tra biển Đài Loan. Tuy nhiên trước đó, giới Nghị sĩ
Dịch vụ viễn thông di động của Đài Loan xây dựng trái phép tại Trường Sa do tập đoàn Chunghwa Telecom phụ trách. Hiện tại Đài Loan đang duy trì 100 lính Cảnh sát biển thuộc Cục Tuần tra biển Đài Loan. Tuy nhiên trước đó, giới Nghị sĩ "diều hâu" đảo này, đặc biệt là Lâm Úc Phương thuộc Quốc dân đảng cầm quyền liên tục kêu gọi tăng quân, tăng vũ khí và phái lực lượng Thủy quân lục chiến Đài Loan thay thế lính Cảnh sát biển chiếm đóng (trái phép - PV) đảo Ba Bình.

 

Trong khi đó, kênh Chanelnews ngày 2/2 đưa tin, Ngoại trưởng Singapore K shanmugam đã tái khẳng định sự cần thiết của việc ký kết Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) càng sớm càng tốt. Khi được hỏi có phải đang tồn tại một sự chia rẽ trong nội khối ASEAN về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông hay không, ông Shanmugam cho rằng ASEAN
Trong khi đó, kênh Chanelnews ngày 2/2 đưa tin, Ngoại trưởng Singapore K shanmugam đã tái khẳng định sự cần thiết của việc ký kết Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) càng sớm càng tốt. Khi được hỏi có phải đang tồn tại một sự chia rẽ trong nội khối ASEAN về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông hay không, ông Shanmugam cho rằng ASEAN "đã cố găng" làm rõ, tranh chấp lãnh thổ chỉ có thể được giải quyết bởi các bên có tranh chấp.

 

Tuy nhiên các quốc gia thành viên trong khối ASEAN có liên hệ với nhau, đó là lý do tại sao các nước ASEAN nhất trí thúc đẩy đàm phán và ký kết COC (với Trung Quốc - PV). Ngoại trưởng Singapore cho rằng COC nên áp dụng đối với tất cả các nước trong cách họ tương tác với nhau trong khu vực (Biển Đông, Đông Nam Á - PV).
Tuy nhiên các quốc gia thành viên trong khối ASEAN có liên hệ với nhau, đó là lý do tại sao các nước ASEAN nhất trí thúc đẩy đàm phán và ký kết COC (với Trung Quốc - PV). Ngoại trưởng Singapore cho rằng COC nên áp dụng đối với tất cả các nước trong cách họ tương tác với nhau trong khu vực (Biển Đông, Đông Nam Á - PV).

 

Tờ Inquirer ngày 2/2 đưa tin Phủ Tổng thống Philippines sau khi xem xét đã cho phép tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Cheyenne thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ cập cảng Subic Philippines hôm qua 1/2, gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc.
Tờ Inquirer ngày 2/2 đưa tin Phủ Tổng thống Philippines sau khi xem xét đã cho phép tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Cheyenne thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ cập cảng Subic Philippines hôm qua 1/2, gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc.

 

Hiến pháp Philippines quy định không cho phép Hiến pháp Philippines quy định không cho phép "vũ khí hạt nhân" hiện diện trên lãnh thổ quốc gia này, tuy nhiên khi tham vấn Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao, Phủ Tổng thống Philippines thấy rằng tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ chỉ "chạy động cơ hạt nhân" chứ không mang theo vũ khí hạt nhân vào Philippines nên nó không vi phạm hiến pháp.

 

Chiếc tàu USS Cheyenne dài 110 mét này đã được chính quyền và người dân sở tại đón chào nồng nhiệt, hiện chưa rõ sẽ lưu lại cảng Subic trong thời gian bao lâu, cả Philippines và Mỹ đều khẳng định chuyến ghé thăm của nó là hoạt động bình thường trong khuôn khổ Hiệp định thăm viếng quân sự song phương.
Chiếc tàu USS Cheyenne dài 110 mét này đã được chính quyền và người dân sở tại đón chào nồng nhiệt, hiện chưa rõ sẽ lưu lại cảng Subic trong thời gian bao lâu, cả Philippines và Mỹ đều khẳng định chuyến ghé thăm của nó là hoạt động bình thường trong khuôn khổ Hiệp định thăm viếng quân sự song phương.

 

Thời báo Hoàn Cầu gần đây liên tục khoe ảnh chiếc tàu khu trục lớp 052C vừa đóng xong và chạy thử nghiệm thành công, giới truyền thông cho biết con tàu đã được đặt tên là Trường Xuân 150 và biên chế cho hạm đội Đông Hải.
Thời báo Hoàn Cầu gần đây liên tục khoe ảnh chiếc tàu khu trục lớp 052C vừa đóng xong và chạy thử nghiệm thành công, giới truyền thông cho biết con tàu đã được đặt tên là Trường Xuân 150 và biên chế cho hạm đội Đông Hải.

 

Tàu khu trục lớp 052C do Trung Quốc
Tàu khu trục lớp 052C do Trung Quốc "tự nghiên cứu, chế tạo" và là loại tàu khu trục đầu tiên sử dụng hệ thống ra đa đa chức năng cũng như được trang bị hệ thống tên lửa hạm đối không tầm trung, tờ Hoàn Cầu tự hào cho rằng chiếc 052C thuộc "top đầu" của loại tàu khu trục trên thế giới.

 

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tự mình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một chiếc tàu khu trục
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tự mình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một chiếc tàu khu trục "phức tạp" như vậy nên việc chiếc tàu khu trục "made in China" này có phát huy được những tính năng kỹ chiến thuật, chất lượng thiết kế và độ tin cậy có được như kỳ vọng hay không vẫn phải cần thời gian trả lời.

 

Liên quan đến tranh chấp trên biển Hoa Đông, tờ Asahi ngày 1/2 đưa tin, hôm nay 1/2 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông đang xem xét việc biệt phái các công chức dân sự Nhật Bản ra thường trú dài hạn tại nhóm đảo Senkaku để củng cố chủ quyền của Nhật Bản đối với vùng biển đảo này trước các động thái ngày một leo thang từ Trung Quốc.
Liên quan đến tranh chấp trên biển Hoa Đông, tờ Asahi ngày 1/2 đưa tin, hôm nay 1/2 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông đang xem xét việc biệt phái các công chức dân sự Nhật Bản ra thường trú dài hạn tại nhóm đảo Senkaku để củng cố chủ quyền của Nhật Bản đối với vùng biển đảo này trước các động thái ngày một leo thang từ Trung Quốc.

 

"Đó sẽ là một lựa chọn cho việc duy trì ổn định và kiểm soát nhóm đảo Senkaku cũng như vùng biển xung quanh", ông Abe đã trả lời một câu hỏi từ Thượng nghị sĩ Kenichi Mizuno của đảng đối lập như vậy. Động thái này sẽ là một nỗ lực của Nội các Nhật Bản nhằm đối phó với các hành vi vi phạm chủ quyền Nhật Bản lặp đi lặp lại của các tàu công vụ Trung Quốc (Hải giám và Ngư chính), Asahi cho hay.

 

Ngày 2/2, lực lượng tuần tra bờ biển của Nhật cho biết đã bắt giữ thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép. Vụ bắt giữ xảy ra khi tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật chặn được một tàu đánh bắt san hô của Trung Quốc tại vùng biển cách đảo Miyako, thuộc quần đảo Okinawan 46 km về phía Đông Bắc.
Ngày 2/2, lực lượng tuần tra bờ biển của Nhật cho biết đã bắt giữ thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép. Vụ bắt giữ xảy ra khi tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật chặn được một tàu đánh bắt san hô của Trung Quốc tại vùng biển cách đảo Miyako, thuộc quần đảo Okinawan 46 km về phía Đông Bắc.

 

Hành động ấy diễn ra cùng thời điểm với chuyến công du của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới phía Nam của Okinawa, gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Trong chuyến công du này, ông Abe tuyên bố sẽ bảo vệ nước Nhật trước mọi hành động “khiêu khích” từ Trung Quốc.
Hành động ấy diễn ra cùng thời điểm với chuyến công du của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới phía Nam của Okinawa, gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Trong chuyến công du này, ông Abe tuyên bố sẽ bảo vệ nước Nhật trước mọi hành động “khiêu khích” từ Trung Quốc.

 

“Môi trường an ninh quanh đất nước chúng ta ngày càng căng thẳng”, ông Abe phát biểu trước khoảng 700 binh sỹ tại căn cứ không quân tai Naha, trên đảo chính của quần đảo Okinawa. “Các hành động khiêu khích tiếp tục chống lại chủ quyền rõ ràng về lãnh thổ, lãnh hải và không phận của chúng ta cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ. Tôi nhất quyết đứng cùng tuyến đầu với các bạn và đương đầu với cuộc khủng hoảng đang diễn ra và cương quyết bảo vệ bằng mọi giá sinh mạng và tài sản của nhân dân cũng như lãnh thổ, lãnh hải và không phận quốc gia”, Thủ tướng Nhật tuyên bố. (Theo GDVN, VNE, Dân Trí)
“Môi trường an ninh quanh đất nước chúng ta ngày càng căng thẳng”, ông Abe phát biểu trước khoảng 700 binh sỹ tại căn cứ không quân tai Naha, trên đảo chính của quần đảo Okinawa. “Các hành động khiêu khích tiếp tục chống lại chủ quyền rõ ràng về lãnh thổ, lãnh hải và không phận của chúng ta cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ. Tôi nhất quyết đứng cùng tuyến đầu với các bạn và đương đầu với cuộc khủng hoảng đang diễn ra và cương quyết bảo vệ bằng mọi giá sinh mạng và tài sản của nhân dân cũng như lãnh thổ, lãnh hải và không phận quốc gia”, Thủ tướng Nhật tuyên bố. (Theo GDVN, VNE, Dân Trí)

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc