’Tàu ma’ hàng chục tỷ tìm chủ

15:47, Thứ ba 29/01/2013

( PHUNUTODAY ) - Thân tàu và thiết bị còn rất mới, tuy nhiên bên trong là cảnh hoang tàn đổ nát. Sau hơn một tuần trôi dạt trên biển, con tàu Hai Dong 27 trị giá hàng chục tỷ đồng đã tìm được chủ.

Thân tàu và thiết bị còn rất mới, tuy nhiên bên trong là cảnh hoang tàn đổ nát. Sau hơn một tuần trôi dạt trên biển, con tàu Hai Dong 27 trị giá hàng chục tỷ đồng đã tìm được chủ.

Chiều 25/1, khi đang đánh cá ở vùng biển Quảng Bình, nhiều ngư dân Thanh Hóa bất ngờ phát hiện một chiếc tàu vận tải cỡ lớn đang trôi dạt trên biển. Thấy con tàu có dấu hiệu bất thường, ngư dân đã lên tiếng gọi nhưng không có thủy thủ trả lời. Thuyền trưởng Lê Phạm Đức (31 tuổi, chủ tàu TH 90425) cho tàu áp sát rồi cử một số ngư dân leo lên boong kiểm tra nhưng không có người ở trong.
Chiều 25/1, khi đang đánh cá ở vùng biển Quảng Bình, nhiều ngư dân Thanh Hóa bất ngờ phát hiện một chiếc tàu vận tải cỡ lớn đang trôi dạt trên biển. Thấy con tàu có dấu hiệu bất thường, ngư dân đã lên tiếng gọi nhưng không có thủy thủ trả lời. Thuyền trưởng Lê Phạm Đức (31 tuổi, chủ tàu TH 90425) cho tàu áp sát rồi cử một số ngư dân leo lên boong kiểm tra nhưng không có người ở trong.

 

 Con tàu mang quốc tịch Việt Nam, có tên ghi trên thân là Hai Dong 27, sau đó đã được 15 tàu cá của ngư dân hợp sức kéo về khu vực Hòn Sụp (thuộc xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), vượt qua quãng đường hơn 140 hải lý từ nơi được phát hiện. Theo thông tin mới nhất từ Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH Hải Đông, có trụ sở đóng tại phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đã lên tiếng nhận là chủ sở hữu con tàu này.
Con tàu mang quốc tịch Việt Nam, có tên ghi trên thân là Hai Dong 27, sau đó đã được 15 tàu cá của ngư dân hợp sức kéo về khu vực Hòn Sụp (thuộc xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), vượt qua quãng đường hơn 140 hải lý từ nơi được phát hiện. Theo thông tin mới nhất từ Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH Hải Đông, có trụ sở đóng tại phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đã lên tiếng nhận là chủ sở hữu con tàu này.

 

Tàu Hai Dong 27 có thiết kế chiều dài hơn 79 mét, công suất 1.500 mã lực, trọng tải trên 3 nghìn tấn… Đại diện Công ty TNHH Hải Đông cho biết, ngày 20/1 vừa qua, con tàu đang trên đường chở 2.200 tấn khô dầu cọ (phụ gia dùng để chế biến thức ăn gia súc) từ Indonesia về Hải Phòng thì bị thủng đáy, khiến nước tràn vào buồng máy...

 

 Sau khi gặp nạn, toàn bộ 13 thủy thủ trên tàu này đã may mắn được tàu Phú Sơn 26 đi ngang qua khu vực trên cứu sống. Con tàu bỏ hoang trên biển nhiều ngày khiến sổ sách ghi chép lịch trình cùng rất nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan đến con tàu và hàng hóa bay ngổn ngang khắp các khoang và trên boong tàu. Cuốn nhật ký hàng hải của con tàu được tìm thấy trên khoang chứa hàng hóa đã bị ngấm nước, nhiều chỗ nhòe mực không đọc được chữ.
Sau khi gặp nạn, toàn bộ 13 thủy thủ trên tàu này đã may mắn được tàu Phú Sơn 26 đi ngang qua khu vực trên cứu sống. Con tàu bỏ hoang trên biển nhiều ngày khiến sổ sách ghi chép lịch trình cùng rất nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan đến con tàu và hàng hóa bay ngổn ngang khắp các khoang và trên boong tàu. Cuốn nhật ký hàng hải của con tàu được tìm thấy trên khoang chứa hàng hóa đã bị ngấm nước, nhiều chỗ nhòe mực không đọc được chữ.

 

Bên trong phòng ngủ của thủy thủ đoàn, nhiều chiếc tủ và bàn ghế như bị lục tung, phá hỏng.

 

Cảnh đổ nát, xáo trộn trong phòng bếp cho thấy con tàu có thể gặp phải sự cố trước đó.
Cảnh đổ nát, xáo trộn trong phòng bếp cho thấy con tàu có thể gặp phải sự cố trước đó.

 

Ngoài dãy hành lang la liệt vật dụng.
Ngoài dãy hành lang la liệt vật dụng.

 

Bên trong phòng thủy thủ, nước ngập ngang chân giường.
Bên trong phòng thủy thủ, nước ngập ngang chân giường.

 

Những vỉ thuốc tây được thủy thủ đoàn mang theo chưa sử dụng đến.
Những vỉ thuốc tây được thủy thủ đoàn mang theo chưa sử dụng đến.

 

Nhiều vật dụng như điều hòa, bóng đèn, dây điện… đã bị ai đó cắt, tháo mang đi mất.
Nhiều vật dụng như điều hòa, bóng đèn, dây điện… đã bị ai đó cắt, tháo mang đi mất.

 

Không thể bán, cũng chẳng thể cho thuê, nhiều tàu được doanh nghiệp ồ ạt đầu tư vài năm trước nay chỉ còn là những đống sắt nằm vất vưởng trên các bãi đỗ tư nhân khắp tỉnh phía bắc. Nằm sát bờ sông Kinh Thầy, bãi đỗ này thực chất là một xưởng sửa chữa tàu thủy tư nhân. Khoảng một năm trở lại đây, người đến sửa chữa thì ít mà thuê chỗ neo đậu cho những con tàu không có khách, không có hàng cứ ngày một nhiều. heo chủ bãi, nơi đây đang có 10 con tàu neo đậu, trong đó 7 chiếc thuộc chủ sở hữu Công ty Cho thuê tài chính I - Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (ALC1). Chiếc có trọng tải lớn nhất là 4.200 tấn, chiếc nằm bãi lâu nhất là từ giữa tháng 5/2012.
Không thể bán, cũng chẳng thể cho thuê, nhiều tàu được doanh nghiệp ồ ạt đầu tư vài năm trước nay chỉ còn là những đống sắt nằm vất vưởng trên các bãi đỗ tư nhân khắp tỉnh phía bắc. Nằm sát bờ sông Kinh Thầy, bãi đỗ này thực chất là một xưởng sửa chữa tàu thủy tư nhân. Khoảng một năm trở lại đây, người đến sửa chữa thì ít mà thuê chỗ neo đậu cho những con tàu không có khách, không có hàng cứ ngày một nhiều. heo chủ bãi, nơi đây đang có 10 con tàu neo đậu, trong đó 7 chiếc thuộc chủ sở hữu Công ty Cho thuê tài chính I - Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (ALC1). Chiếc có trọng tải lớn nhất là 4.200 tấn, chiếc nằm bãi lâu nhất là từ giữa tháng 5/2012.

 

Chi phí neo đậu ở đây khoảng 12 - 15 triệu đồng một tháng cho mỗi tàu, tùy trọng tải (chưa bao gồm tiền thuê thủy thủ trông tàu). Mức giá này được coi là khá "mềm" so với điểm đỗ của các doanh nghiệp vận tải lớn (có thể lên tới 2 triệu đồng mỗi ngày), cũng như chi phí mà các doanh nghiệp phải trả cho rất nhiều những con tàu hỏng hoặc đang phải nằm bãi (do không có hàng) ở nước ngoài.

 

 Trước đó, ngày 22/10, trao đổi với Phunutoday, đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị này vừa thông báo bán đấu giá 7 tàu đánh bắt xa bờ neo đậu lâu năm tại cảng Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang. Theo vị đại diện này, giá mỗi chiếc tàu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng từ 40 triệu đến 81 triệu đồng - bình quân từ 500-900 đồng/kg nếu tính theo tải trọng. Được biết đây là đội tàu thuộc Sở hữu của Công ty cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho một công ty khác thuê để đánh cá nhưng làm ăn không hiệu quả.
Trước đó, ngày 22/10, trao đổi với Phunutoday, đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị này vừa thông báo bán đấu giá 7 tàu đánh bắt xa bờ neo đậu lâu năm tại cảng Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang. Theo vị đại diện này, giá mỗi chiếc tàu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng từ 40 triệu đến 81 triệu đồng - bình quân từ 500-900 đồng/kg nếu tính theo tải trọng. Được biết đây là đội tàu thuộc Sở hữu của Công ty cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho một công ty khác thuê để đánh cá nhưng làm ăn không hiệu quả.

 

 Đây là số tàu của Công ty cho thuê tài chính 2 cho công ty khác thuê để khai thác thủy sản, nhưng do doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả nên số tàu bị “nằm bờ”.
Đây là số tàu của Công ty cho thuê tài chính 2 cho công ty khác thuê để khai thác thủy sản, nhưng do doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả nên số tàu bị “nằm bờ”.

 

Vào đầu tháng 11/2012, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết ụ nổi Vneture Dock 2 đã được bán cho một đối tác Mỹ bằng thủ tục chuyển khẩu hàng hóa theo quy định.
Vào đầu tháng 11/2012, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết ụ nổi Vneture Dock 2 đã được bán cho một đối tác Mỹ bằng thủ tục chuyển khẩu hàng hóa theo quy định.

 

 Gần 4 năm sau, Hải quan Khánh Hòa mới “truy tìm” chủ của ụ nổi này để yêu cầu làm thủ tục hải quan. Chủ hàng trình bày, nguyên nhân chậm làm thủ tục hải quan trong nhiều năm là do phương án bán ụ nổi cho Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP - công ty con của Vinashin) bị đổ bể. Trong khi đó, đại diện VSP trình bày rằng, họ đã mua ụ nổi này từ Công ty Long Sơn với giá 15,5 triệu USD (hơn 310 tỷ đồng) và mọi thủ tục hải quan do bên bán đảm nhận.
Gần 4 năm sau, Hải quan Khánh Hòa mới “truy tìm” chủ của ụ nổi này để yêu cầu làm thủ tục hải quan. Chủ hàng trình bày, nguyên nhân chậm làm thủ tục hải quan trong nhiều năm là do phương án bán ụ nổi cho Công ty CP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP - công ty con của Vinashin) bị đổ bể. Trong khi đó, đại diện VSP trình bày rằng, họ đã mua ụ nổi này từ Công ty Long Sơn với giá 15,5 triệu USD (hơn 310 tỷ đồng) và mọi thủ tục hải quan do bên bán đảm nhận.

 

Ụ nổi Venture Dock 2 đóng năm 1999, được Công ty cổ phần vận tải biển và thương mại Long Sơn (TP HCM) mua từ Singapore với giá 11,5 triệu USD nhập cảnh vào vịnh Cam Ranh từ năm 2008. Hiện ụ nổi Venture Dock 2 đã được cắt thay những bộ phận hoen gỉ, sửa chữa để đủ điều kiện rời khỏi Việt Nam. Theo quy định, với thủ tục chuyển khẩu hàng hóa, chủ hàng không phải làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu ụ nổi Venture Dock 2.
Ụ nổi Venture Dock 2 đóng năm 1999, được Công ty cổ phần vận tải biển và thương mại Long Sơn (TP HCM) mua từ Singapore với giá 11,5 triệu USD nhập cảnh vào vịnh Cam Ranh từ năm 2008. Hiện ụ nổi Venture Dock 2 đã được cắt thay những bộ phận hoen gỉ, sửa chữa để đủ điều kiện rời khỏi Việt Nam. Theo quy định, với thủ tục chuyển khẩu hàng hóa, chủ hàng không phải làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu ụ nổi Venture Dock 2.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc