Tẩy rửa thịt thối thành tươi bằng SO2, độc tăng gấp đôi

( PHUNUTODAY ) -

Các chuyên gia công nghệ thực phẩm khẳng định, khi thịt đã ôi, thiu, nếu “làm mới” bằng SO2 thì độ nguy hiểm tăng lên gấp nhiều lần.


Như chúng tôi đã phản ánh thời gian qua về tình trạng thịt thối, phân hủy được dùng hoát chất ngâm để tẩy rưa thành thịt như mới mổ bán tràn làn trên thị trường, với các bài viết như “40 ngàn đủ tẩy cả tấn thịt bẩn đầu độc người Việt”, hay “Hóa chất tẩy thịt thối đánh bại hướng dẫn Bộ Y tế”.

Bằng những thí nghiệm phóng viên tự làm để kiểm chứng, loại bột được sử dụng phổ biến được các thương lái bán thịt truyền tai nhau dùng ngâm thịt thối có tên gọi là săm pết, loại hóa chất cực kỳ độc hại nằm trong danh mục cấm của Bộ Y tế trên phố Hàng Buồm (Hà Nội) với giá thành rẻ 60.000 đồng/kg

chat-tay-rua-thit-thoi-thanh-thit-tuoi-Phunutoday.vn.jpg
Những loại chất hóa học dùng tẩy rửa thịt thối, thiu thành thịt như mới được bán tràn lan trên thị trường với giá chỉ vài chục ngàn đồng (trái), sau khi ngâm hóa chất miếng thịt thối (phía trên) trông không khác thịt vừa lấy từ lò mổ ra (phía dưới).

Để miếng thịt trong túi nilon hơn 3 ngày cho bốc mùi và bắt đầu phân hủy, mỡ chuyển sang màu vàng, sau đó dùng bột săm pết pha nước và ngâm thịt trong dung dịch này trong vài phút, miếng thịt lập tức chuyển từ màu vàng, mùi thối sang màu đỏ tươi, không mùi. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường miếng thịt lợn không khác thịt vừa mổ.

Gần đây, chất dùng xử lý bề mặt rau củ quả, đặc biệt là thịt nhằm chống vi khuẩn xâm nhập, tẩy trắng, kéo dài thời gian bảo quản đã được vạch trần, đó là chất SO2 (sunfur dioxide). Các chuyên gia công nghệ thực phẩm khẳng định khi thịt đã ôi, thiu, nếu “làm mới” bằng SO2 thì độ nguy hiểm tăng lên gấp nhiều lần!

Tờ SGTT dẫn lời GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn, Khoa công nghệ thực phẩm, Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cho biết: “SO2 không được sử dụng trong bảo quản các loại thịt. Nếu nhúng thịt thiu, thối vào dung dịch này một thời gian ngắn lấy ra để ráo nước, lúc đó thịt sẽ mất mùi hôi thối và có màu hồng đẹp như thịt tươi, đây là thủ thuật đánh lừa thị giác khách hàng chứ thịt đã thối, hư hỏng thì không thể khôi phục tươi lại được. Và như vậy SO2 sẽ đọng lại trên thịt, nếu người ăn phải thì rất nguy hiểm”.

“Thịt, nội tạng đã bị giảm chất lượng do vi sinh vật phân huỷ protein, có thể tạo một số độc chất; hàm lượng SO2 hoặc các muối phải được sử dụng rất lớn để khử mùi, do đó dư lượng này rất cao; nguồn hoá chất không rõ ràng, không đảm bảo độ tinh khiết, có thể là hoá chất công nghiệp nhiễm các thành phần độc hại khác”, TS. Lê Quang Trí, Trưởng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học (Khoa Công nghệ thực phẩm, Dại học Công nghệ Sài Gòn) phân tích.

TS. Trí khuyên người tiêu dùng nên thận trọng trong việc chọn mua các sản phẩm thực phẩm có dấu hiệu bất thường (cấu trúc, màu sắc, mùi). Nếu nghi ngờ, nên ngâm rửa bằng nước nhiều lần, khi chế biến nên nấu kỹ để hạn chế ngộ độc thực phẩm và phòng bệnh.

Tác hại của SO2

SO2 là chất gây ô nhiễm môi trường, gây mưa axít phá huỷ các công trình, tàn phá cây cối, biến đất đai thành hoang mạc. Đối với con người, SO2 gây viêm phổi, mắt, da... SO2 khi tiếp xúc niêm mạc ẩm ướt hoặc nước bọt sẽ tạo thành axít sulfuric (H2SO4), qua đường hô hấp hay ăn uống ngấm vào máu và tuần hoàn gây lở loét nội tạng, làm rối loạn chuyển hoá protein và đường trong cơ thể và có thể gây thiếu vitamin B, C…
  • P.V (tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn