Theo số liệu thống kê của Cơ quan thống kê tội phạm Ấn Độ 2011, cứ 20 phút ở đất nước này lại xảy ra một phụ nữ hiếp dâm. Nạn nhân có ở mọi độ tuổi kể cả những bé gái mới vài tuổi tới những người đã đứng tuổi và cả người ngoại quốc.
Rất nhiều người đã đi tìm lí giải vì sao hiếp dâm lại trở thành quốc nạn của Ấn Độ và bài báo có tên Hiếp dâm, vì quyền lực chứ không vì tình dục đăng trên tờ The Guardian của nữ nhà báo nổi tiếng Jill Filipovic đã nhận được sự đồng tình của nhiều người.
Hung thủ trong một vụ án hiếp dâm ở Ấn Độ |
Theo đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu của quốc nạn này là do tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào suy nghĩ của đại đa số người dân. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng phá bỏ thai nhi nếu đó là con gái và thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng giết con gái nhỏ của mình. Nếu thoát được, những cô bé sẽ bị ám ảnh và trở thành mục tiêu của các yêu râu xanh.
Nhiều tên tội phạm trước khi hành động phạm tội là những người tốt nhưng vì ham muốn khẳng định vị thế đàn ông mà nhiều người đã biến thành những tên ác quỷ hãm hiếp, thậm chí là giết người để thỏa mãn cái ham muốn đó một cách điên rồ.
Những tên tội phạm này muốn khẳng định phụ nữ không hề có giá trị và đáng được tôn trọng. Việc hiếp dâm sẽ dồn nạn nhân đến đau đớn cùng cực hơn là việc đánh đập thể xác.
Việc phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ cũng là một trong những nguyên nhân. Theo số liệu thống kê cho thấy, trong rất nhiều vụ hãm hiếp thì nạn nhân đều ở đẳng cấp cao hơn so với kẻ phạm tội.
Theo lý giải của tiến sĩ tâm lý Ranjana Kumari – Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu xã hội Ấn Độ cho rằng, những nam giới không có việc làm hay nghèo khổ cảm thấy bị xúc phạm và nhục nhã khi bên cạnh những cô gái xinh đẹp, có việc làm và điều này thực sự khó mà chấp nhận với những kẻ trên. Và vì thế, hãm hiếp như một cách giải tỏa sự bực tức và ghen ghét.
Tại Ấn Độ, thay vì được coi là nạn nhân thì nhiều cô gái bị hiếp dâm lại bị coi là kẻ có tội và "cái chết danh dự" là một trong những cách giải quyết việc này tốt nhất mà những ngườii chồng, người anh hay người cha chọn cho cô gái bị hiếp dâm.
Dù luật pháp Ấn Độ quy định hiếp dâm là phạm tội nhưng thông thường, những vụ án này sẽ được giải quyết bằng biện pháp hòa giải và nhiều khi, kẻ hiếp dâm sẽ trở thành chồng của nạn nhân để bảo vệ danh dự. Rất nhiều người khác thì chọn giải pháp im lặng để sống yên ổn trong xã hội.
Bài báo trên cũng đưa ra một nguyên nhân khác đầy khó tin nhưng lại là sự thật. Những cậu thanh niên được đàn anh dậy "làm đàn ông" bằng cách cưỡng hiếp một cô gái nào đó mà họ tóm được.