Tham tán thương mại: Sao VN đi tìm quốc phục làm gì?

16:16, Chủ nhật 24/03/2013

( PHUNUTODAY ) - “Chúng ta quy định áo dài là quốc phục vậy trang phục truyền thống của 53 dân tộc khác thì thế nào?”

“Chúng ta quy định áo dài là quốc phục vậy trang phục truyền thống của 53 dân tộc khác thì thế nào?”
[links()]
Thời gian qua, dư luận Việt Nam bàn tán xôn xao về đủ thứ “quốc”, nào là quốc hoa, quốc phục, quốc tửu… rồi tới câu chuyện đại sứ du lịch tốn không biết bao nhiêu giấy mực, nhưng du lịch Việt Nam vẫn luẩn quẩn, không bản sắc, không đặc trưng. Thậm chí, nhiều người còn nói vui “Việt Nam chỉ hợp với khách du lịch ưa mạo hiểm”, “điểm đến nguy hiểm”… Vì năm 2012, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) xảy ra hai vụ đắm tàu du lịch, khách nước ngoài cũng chết mười mấy người.

Thậm chí, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn phải nói thẳng rằng: “Lãnh đạo Tổng cục Du lịch chỉ giỏi hát karaoke và giỏi thông tin tuyên truyền trên mạng”.

“Người ta tò mò thì đến lần đầu thôi, xong rồi thì người ta “To say goodbye” vì không có gì lưu luyến cả”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Cái giỏi của Tổng cục du lịch, theo ông Sơn là “tuyên truyền giỏi quá”, nên các cuộc bầu chọn người Việt tham ra rất đông.

quoc-phuc-phunutoday.vn.jpg
Chúng ta quy định áo dài là quốc phục vậy trang phục truyền thống của 53 dân tộc khác thì thế nào? Ảnh minh họa Internet.

Cùng quan điểm trên, ông Vũ Cường, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Myanmar chia sẻ trên Pháp luật TP.HCM: “Myanmar không có đại sứ du lịch. Du lịch bùng nổ ở đất nước này là vì yếu tố văn hóa. Còn ở Việt Nam thì có đại sứ nhưng nói thật, tôi là người Việt Nam mà không hiểu đại sứ du lịch làm được những gì một năm qua”.

Còn quốc hoa, theo ông Vũ Cường, không phải đất nước nào cũng có quốc hoa. Còn khi muốn dùng một loài hoa làm biểu tượng thì có nước lại có nhiều loại hoa được coi là quốc hoa. Ví dụ như Myanmar có tới ba loại hoa được coi là quốc hoa; hay như ở Nhật Bản, cứ đến mùa thì hoa anh đào nở rực rỡ khắp nơi, hình ảnh ấy gắn liền với Nhật Bản và nghĩ tới Nhật Bản người ta nghĩ tới hoa anh đào.

“Vấn đề khi quy định quốc hoa thì nó phải phục vụ mục đích gì. Tốt nhất là đừng tìm cách văn bản hóa để áp đặt sở thích của một người hay nhóm người cho người khác”, ông Cường nói.

Về quốc phục, ông Cường cho rằng, Kimono là trang phục truyền thống của Nhật giống áo dài Việt Nam. Khi tiếp khách họ không bắt buộc mặc nên không gọi là quốc phục. Vậy tại sao Việt Nam lại đi tìm quốc phục làm gì?

Điều quan trọng hơn là giữ gìn, phổ biến chiếc áo dài ấy thì mình lại không nghĩ tới. Nghĩa là cần làm sao khuyến khích càng nhiều người mặc áo dài càng tốt, nhất là giới trẻ. Có như vậy thì hình ảnh áo dài sẽ gần gũi và thân thiện hơn trong đời sống hằng ngày. Du khách đến Việt Nam mà thấy đa số phụ nữ mặc áo dài, đẹp thì tự khắc áo dài trở thành đặc trưng của phụ nữ Việt.

Ở Myanmar cũng vậy, họ chỉ có trang phục truyền thống chứ không quy định đó là quốc phục. Phổ biến nhất là đàn ông mặc áo longchy (một loại vải may kín quấn vào chính giữa), phụ nữ mặc váy thummy (gần giống với váy Lào, Thái). Nhưng đây là trang phục truyền thống của người Miến Điện, chiếm 60% dân số ở Myanmar nên nó là phổ biến. Còn mỗi dân tộc Myanmar có một trang phục truyền thống riêng. Nên việc quy định trang phục dân tộc chung không trở nên cần thiết.

Cũng như áo dài là áo của người Kinh, trong khi mình có 54 dân tộc. Chúng ta phải tôn trọng sự đa dạng văn hóa, đừng công thức hóa. Chính cái này mới là nguy hiểm vì nó sẽ mất đi sự đa dạng của văn hóa. Chúng ta quy định áo dài là quốc phục vậy trang phục truyền thống của 53 dân tộc khác thì thế nào?

  • P.V (tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc