Củ lạc còn được gọi với tên khác là đậu phộng, đậu phụng, thuộc họ Đậu. Nó là loài cây thân thảo, lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét. Hoa màu vàng có điểm gân đỏ, cuống dài. Trong hạt lạc rất giàu chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin E, chất béo và các khoáng chất bitotin, đồng, niacin, folate, mangan, thiamin, photpho và magie.
Dưới đây là những công dụng đáng quý từ củ lạc:
1. Chống ung thư, loãng xương
Lạc có chưa chất beta – sitoserol ( SIT ) là một dạng của phytosterol. Chất này không chỉ bảo vệ chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thu cholesterol. Lạc bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư bằng cách ức chế phát triển các khối u.
Trong hạt lạc cũng có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này hợp tác với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả tốt cho sức khỏe của răng.
2. Giảm cân, giúp tuần hoàn máu
Rất nhiều người lầm tưởng rằng, trong lạc có hàm lượng chất béo cao, tuy nhiên, thực tế nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lạc có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả.
Trong lạc có chứa axit folic, nó chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Ngoài axit folic, lạc cũng chứa nhiều cellulose hữu ích, một vai trò rõ ràng về chất thải đường ruột, không gây béo phì.
Lạc chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.
1/4 bát lạc (khoảng 30gram) có thể cung cấp 35% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, sự hấp thụ canxi và quy định lượng đường trong máu.
3. Hỗ trợ tim mạch
Chất axit linoleic ở trong hạt lạc giữ chức năng loại bỏ các cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Những người thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này có thể hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh xuống 35%, nhất là ở phụ nữ mãn kinh.
4. Tăng cường tuổi thọ
Theo một số nghiên cứu của Trung tâm y khoa thuộc Đại học Vanderbilt công bố trên chuyên san y học JAMA, những người thường xuyên ăn hạt lạc sẽ giảm được nguy cơ tử vong từ 5 đến 6 năm, thậm chí còn đẩy lùi căn bệnh đột quỵ.
Trong hạt lạc chứa hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào sẽ giúp đào thải và làm giảm sự tích tụ các chất cặn bã, ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư đại tràng. (Ảnh: Internet)
5. Cải thiện trí nhớ
Lượng protein của hạt này chứa hơn 10 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Trong đó, axit glutamic và axit aspartic đóng vai trò là chất thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, vitamin B3 và niacin cũng đem lại nhiều lợi ích cho não bộ.
6. Giúp cầm máu
Đối với người mắc bệnh rối loạn chảy máu, việc ăn hạt lạc mỗi ngày có tác dụng cầm máu và điều trị bệnh tận gốc. Đồng thời, màng bọc ngoài của nó có khả năng chống sự hòa tan của fibrin, rút ngắn thời gian chảy máu, tăng cường chức năng sản xuất tiểu cầu của tủy xương, thúc đẩy tái tạo máu.