J-20 là máy bay tiêm kích tàng hình hai động cơ thế hệ thứ 5 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất nhằm trang bị cho Không quân Trung Quốc. |
Cuối năm 2010, J-20 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm trên đường băng và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 11 tháng 1 năm 2011.. |
Tướng Hà Vi Vinh, tư lệnh phó Không quân nói, ông hy vọng J-20 sẽ đưa vào phục vụ quân đội từ 2017–2019. |
J-20 có thiết kế hình khá độc đáo trông giống như dự án máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga vốn không được sản xuất hàng loạt. |
Theo phương Tây, vật liệu công nghệ tàng hình được cho là có thể làm dựa trên chiếc F-117 bị bắn rơi tại Kosovo năm 1999 hoặc của chiếc B-2 Spirit ... |
Dù vậy, Trung Quốc đã khẳng định rằng máy bay là sản phẩm được phát triển hoàn toàn trong nội địa và có thể sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 của Mỹ hay Sukhoi T-50 của Nga. |
Theo các quan chức Trung Quốc cho biết, J-20 được trang bị động cơ WS-10 do Bắc Kinh chế tạo. Nhưng thực tế là loại động cơ này của Trung Quốc gặp phải rất nhiều vấn đề chưa giải quyết được khi vận hành. |
Hiện nay, công nghệ sản xuất động cơ của Trung Quốc vẫn chưa làm chủ được. Theo các chuyên gia nước ngoài thực chất J-20 được các nhà sản xuất máy bay Trung Quốc trang bị 2 động cơ AL-31 đã mua của Nga. |
Bắc Kinh cho rằng, J-20 có khả năng tàng hình không thua kém gì những máy bay thế hệ thứ 5 hiện đại nhất của Mỹ là F-22 Raptor và T-50 của Nga. Trong khi đó phương Tây không tin vào khả năng này của J-20. |
Theo Mỹ, Trung Quốc không có các chuyên gia đủ tầm để làm chủ được công nghệ vật liệu phủ lên máy bay để hấp thụ sóng Radar. Đây là yếu tố quan trọng trong công nghệ tàng hình của máy bay. Bằng chứng là, các Radar cảnh giới của Mỹ ở Nhật luôn phát hiện rõ J-20 trên màn hình. |
Theo Mỹ, J-20 chỉ là sự ảo tưởng của người Trung Quốc?
13:01, Thứ sáu 20/12/2013
( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Với việc ra đời J-20, Trung Quốc hô to rằng, mình đã làm chủ được công nghệ chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại nhất thê giới, bắt kịp được với 2 cường quốc quân sự hàng đầu là Nga và Mỹ. Nhưng các chuyên gia nước ngoài cho rằng, đây chỉ là giấc mơ của Trung Quốc. Thực tế thì còn rất lâu nữa Bắc Kinh mới làm chủ được công nghệ này.
Theo: giaitri.thoibaovhnt.vn
copy link
Link bài gốc