Từ xưa Thần Tài, Thần Thổ Địa đã trở thành vị Thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán. Thông thường, những người làm ăn buôn bán ngày nào cũng thắp nhang cho Thần Tài vào buổi sáng sớm khi vừa mở cửa.
Ngày vía Thần Tài
Ngày 10 âm lịch hàng tháng cũng được xem là ngày vía Thần Tài, vào ngày này họ sẽ cúng Thần Tài cẩn thận để khỏi mất tài lộc trong tháng đó. Tuy nhiên, ngày mùng 10 tháng giêng vẫn được nhiều người xem là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm. Vào ngày này, không khó để nhìn thấy cảnh tượng tại các cửa hàng vàng người dân xếp hàng dài để chờ mua vàng cầu may trong ngày “vía Thần Tài” – vị thần chủ quản tài lộc.
1. Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch
– 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo , muối hột, vàng bạc đại 2 miếng .
– Một bộ tam sên gồm : 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm ( hay cua ), tất cả đều luộc.
2. Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm, tháng 12 âm lịch
– 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun nước , 2 đèn cầy , 2 điếu thuốc, gạo, muối hột , vàng bạc đại 2 miếng.
– Bánh chay như là bánh ít, bánh tét, bánh ngọt …v…v …
3. Những điều nhất định phải nhớ khi cúng
– Khi đốt nhang gia chủ cần phải thay nước uống, thay lọ hoa…
– Không được để chó mèo quậy phá làm kinh động bàn thờ Thần Tài, sẽ đắc tội lớn. – Hàng tháng phải lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước.
– Khăn để lau và tắm cho Thần Tài phải là khăn riêng, không được dùng vào việc khác. – Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc , không được rãi ra ngoài. – Vàng, bạc đại đốt ở ngoài. – Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa hắt vào nhà nhằm mang ý nghĩa rước tài lộc về nhà.
– Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài kẻo mất hết lộc.