Bé Sóc nhà em chào đời nặng chuẩn 3,5 kg, dài 52 cm. Trộm vía nhìn con yêu lắm, mới bé tí mà đã có mái tóc dày đen mượt, đôi mắt cười xinh xắn. Ai đi qua giường của mẹ con em cũng phải nán lại chút ít ngắm con rồi khen trộm vía thế!
Con sinh ra được như vậy em nghĩ do em biết cân đối chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, em nghe sự tư vấn của các mẹ khác về việc ăn trứng vịt lộn giúp thai nhi phát triển toàn diện, có chân dài thẳng tắp, môi đỏ như son, da trắng hồng rạng rỡ và mái tóc dày đen mượt. Em bầu bé gái nên thích con được xinh xắn như vậy lắm. Thế là em áp dụng theo hướng dẫn của các chị ấy, và kết quả đúng là sinh ra được một thiên thần.Tiện đây em chia sẻ kinh nghiệm cho các mẹ bầu bí cùng tham khảo nhé.
Buổi sáng là thời điểm vàng trong ngày để mẹ ăn trứng vịt lộn
Các chuyên gia cũng cho biết, thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng trứng vịt lộn cho bữa ăn nhẹ vào giữa buổi sáng.
Khi nào mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn
Mẹ bầu hoàn toàn được phép ăn trứng vịt lộn trong suốt thai kỳ nhưng không được ăn quá nhiều. Cụ thể, mẹ bầu trong những tháng đầu chỉ nên ăn nhiều nhất 2 quả 1 tuần và không được ăn liền 2 quả cùng 1 lúc. Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều sắt và vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C…
Vì trong 1 quả trứng vịt lộn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như vậy nên mẹ bầu cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải mới là tốt nhất. Nếu mẹ ham ăn nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược, làm lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…
Tuy nhiên, khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu cần lưu ý ở những tháng đầu tuyệt đối không được kèm với rau răm bởi loại rau này có thể khiến tử cung bị co bóp mạnh, dễ dẫn đến sảy thai. Mẹ bầu 3 tháng cuối mới được phép ăn kèm gừng và rau răm kèm với trứng vịt lộn nhé.
Lưu ý cho bà bầu khi ăn trứng vịt lộn
Ăn trứng ở thời điểm nào thì phù hợp? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm đầu và cuối thai kỳ vì thời gian này, mẹ bầu không cần đến nguồn năng lượng lớn trong trứng vịt lộn như vậy
Bà bầu ăn trứng vịt lộn bao nhiêu thì đủ? Do chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn trong mỗi quả trứng vịt lộn nên khi ăn quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu. Bà bầu nên ăn nhiều nhất 2 quả / tuần.
Không nên ăn kèm rau răm, gừng và hạn chế gia vị khi ăn trứng vịt lộn: Bà bầu nên nhớ rau răm có thể gây sảy thai, gừng dễ bị lạnh bụng. Đặc biệt phụ nữ mang thai nên hạn chế đồ ăn nhiều muối, nên chú ý đừng ăn trứng mặn quá nhé!
Nên ăn trứng vịt vào buổi sáng bởi trong món ăn này có chứa nhiều đạm rất khó tiêu. Vì vậy bà bầu không nên ăn trứng vào chiều hoặc đêm bởi sẽ gây tức bụng, khó ngủ đặc biệt khi bụng bầu ngày càng to cảm giác sẽ vô cùng khó chịu.
Với bà bầu có triệu chứng mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thừa cân thì nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Bởi một quả trứng vịt lộn cung cấp khá nhiều dinh dưỡng và cholesterol gây tác động xấu cho sức khỏe của mẹ bầu mắc những bệnh trên.