Thói quen chết người khi tắm cần bỏ gấp vì chẳng khác đang tự rước bệnh vào người

( PHUNUTODAY ) - Thói quen mất vệ sinh trong tắm gội này khiến cơ thể không sạch sẽ được ngược lại còn bẩn hơn và mắc thêm bệnh cho cơ thể, nhất định phải bỏ ngay.

 1. Không tắm sau khi tập luyện

tam-sau-khi-tap-luyen

Một số người nghĩ rằng lý do duy nhất khiến họ nên đi tắm ngay sau khi tập luyện là mùi mồ hôi. Nhưng trên thực tế, việc đổ mồ hôi còn kích thích việc sinh sôi vi khuẩn trên da, thậm chí có thể gây phát ban. Vì vậy, những lúc này bạn nên đi tắm càng sớm càng tốt.

2. Gội đầu hàng ngày

Đây là thói quen không hề tốt đặc biệt với những người tóc mỏng, yếu. Tần suất gội đầu thích hợp nhất là 2 buổi/tuần sẽ giúp cân bằng độ ẩm của tóc, giúp tóc trở nên chắc khỏe hơn. Gội đầu nhiều cũng vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

3. Không vệ sinh vòi hoa sen

voi-hoa-sen

Nhiều người không chú ý vệ sinh vòi hoa sen khiến các mảng bám, cặn bẩn tích tụ gây nguy hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng vi khuẩn tích tụ trong vòi hoa sen có thể gây ra các bệnh về phổi.

4. Không sử dụng khay đựng xà phòng đúng cách

Nếu bạn đựng xà phòng bằng khay trong phòng tắm, hãy chắc chắn rằng khay này có thể thoát nước. Nếu không, vi khuẩn có thể sinh sản ngay trên miếng xà phòng.

5. Để dao cạo râu trong phòng tắm

Để ngăn vi khuẩn sinh sôi trên dao cạo, bạn hãy để nó trên khăn khô. Bạn cũng nên thay đổi lưỡi dao thường xuyên.

6. Sử dụng cùng một chiếc khăn quá nhiều lần

bao-lau-moi-nen-giat-khan-tam-mot-lan

Bạn không nên sử dụng một chiếc khăn trong một thời gian dài. Đặc biệt khi chiếc khăn luôn để trong nhà tắm thường không khô hoàn toàn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Hãy sử dụng cùng một chiếc khăn không quá 3 lần trước khi giặt.

7. Không cọ bồn sau khi tắm

Môi trường ẩm ướt và bẩn kích thích sản sinh vi khuẩn như E.coli - nguyên nhân chính gây ra bệnh vi khuẩn, vì thế nếu bạn tắm trong bồn, đừng quên hoặc lười không cọ rửa bồn sau đó. Việc cọ rửa thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho cơ thể.

8. Để bông tắm trong nhà tắm

Để miếng bông tắm trong nhà tắm, bạn đang tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản nhanh hơn trong điều kiện ẩm ướt. Cách tốt nhất là bạn nên phơi ra nắng hoặc bảo quản nơi khô ráo sau khi sử dụng.

Những lưu ý khác khi đi tắm để đảm bảo sức khỏe:

Không nên tắm sau khi ăn

2_1

Khi tắm các lỗ chân lông giãn nở, kích thích máu lưu thông nhờ cơ chế các mạch máu giãn nở hơn. Để tiêu hóa được lượng thức ăn mới thu nạp, cơ thể cần một lượng máu nhất định dồn về cơ quan tiêu hóa, thế nhưng tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến lượng máu không dồn hết mức về cơ quan tiêu hóa gây nên tình trạng khó tiêu, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Tắm trình tự từ trên xuống dưới

Dù điều này là tất nhiên nhưng cũng không ít người để công đoạn gội đầu đến sau cùng. Hãy gội đầu trước khi tiến hành kỳ cọ phần dưới cơ thể, đồng thời làm sạch những cặn bẩn, bã nhờn chảy xuống và bám lại cơ thể sau khi gội đầu. Sau bước gội đầu là bước rửa mặt, đừng làm ngược lại để cặn bẩn từ tóc và dầu gội không có cơ hội bám vào vùng da mặt đã sạch sẽ của bạn.

Không kỳ cọ mạnh khi tắm

3_23801

Bình thường, bề mặt da với tuyến bã nhờn, tuyến bài tiết mồ hôi và các tế bào biểu mô sẽ tạo thành một màng bảo vệ. Ngoài ra còn có một lớp biểu bì tính axit dày khoảng 0,1 mm, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các tia gây hại xâm nhập vào trong da.

Đây là lớp “da chết” được thay thế với tốc độ chậm, nhanh nhất cũng cần 10 ngày. Nếu khi tắm bạn cọ xát da liên tục hay lau mạnh với khăn sẽ dễ phá hỏng lớp tế bào sừng biểu bì, khiến da trở nên khô, mẩn ngứa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nang lông, nhọt, sưng và các bệnh ngoài da khác.

Sử dụng khăn mềm khi tắm

Khi bạn tắm xong, da chết được tẩy sạch, nên da của bạ rất nhạy cảm vì vậy bạn đừng dùng khăn cứng để lau người. Điều đó dẽ làm dan của bạn bị tổn thương. Nên dùng những khăn mềm thấm nước tốt để da của bạn được bảo vệ an toàn khỏi những thương tổn.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn