Thuật thôi miên và bí ẩn của tiềm thức

15:00, Thứ bảy 15/03/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Thôi miên vẫn luôn là một ẩn số khiến chúng ta luôn tò mò. Hãy cùng Phunutoday tìm hiểu về thuật thôi miên và những bí ẩn của tiềm thức trong sâu thẳm mỗi người nhé!

Thôi miên là thuật ngữ được dùng trong những năm 1700 bởi bác sĩ người Áo Franz Anton Mesmer khi đưa ra như một phương pháp trị bệnh mới. Thôi miên là một quá trình mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của đầu óc bị “qua mặt” để một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc được thiết lập.

Khi rơi vào trạng thái này, người bị thôi miên hoàn toàn mất khả năng điều khiển tâm trí và sẽ hoàn toàn nghe theo những lời của nhà thôi miên sai khiến. Theo các nhà khoa học, không phải ai cũng có thể rơi vào trạng thái thôi miên, và cấp độ thôi miên cũng tùy từng người mà cao hay thấp. Từ khi xuất hiện, thôi miên và những nhà thôi miên trở thành những đối tượng cho nhiều nghiên cứu, chỉ trích, tò mò và huyền bí.

Khả năng điều khiển của thôi miên

Thôi miên

Thuật thôi miên thực sự là một môn nghệ thuật kì lạ bởi khả năng điều khiển tâm trí của nó. Người bị thôi miên sẽ nghe hoàn toàn theo những lời các nhà thôi miên nói. Nhưng nhiều người lại không biết rằng có những người dễ bị thôi miên hơn người khác. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy khả năng bị thôi miên của từng người là khác nhau. Nhóm tuổi dưới 12 tuổi thường dễ bị thôi miên hơn bởi chu trình xử lý của não bộ chưa được hoàn chỉnh. Trong khi đó có khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.

Thôi miên chữa bệnh

Với khoa học, công dụng chính của thôi miên chính là khả năng chữa bệnh của nó hay còn gọi là thôi miên y khoa (hypnotherapy). Thôi miên giúp người bệnh có thể thay đổi được nhiều hành vi xấu hoặc cũng có thể giúp họ quên đi những ký ức không đáng nhớ…

Phương pháp này hướng đến một sự thay đổi vô thức trong bệnh nhân bằng cách đặt họ trong một trạng thái bị điều khiển hoàn toàn. Nhiều người vẫn không tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh này nhưng một số khác lại coi đây là một công việc thực sự và còn coi nó là một phương hướng điều trị mới trong tương lai.

Thôi miên biểu diễn

Thực tế có hai loại thôi miên đó là thôi miên y khoa như đã đề cập ở trên và ở phần này là thôi miên biểu diễn (stage hypnosis). Đó là những gì mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy ở các chương trình giải trí – nhà thôi miên sẽ điều khiển tâm trí của khán giả và bắt họ làm những hành động theo ý của mình.

thôi miên

Đây thực sự được coi là một công cụ để giải trí bởi các nhà thôi miên biểu diễn này ngoài thôi miên họ còn sử dụng nhiều mánh ảo thuật khác và thường là sử dụng những người đã được lựa chọn trước để biểu diễn. Nó giúp kích thích đám đông và khiến họ cảm thấy trầm trồ, thích thú nhưng thực tế phương pháp này ít liên hệ với bản chất thực sự của thuật thôi miên.

Thôi miên tự động

Theo các nhà khoa học, bất kỳ ai cũng có thể tự thôi miên nếu nắm được những thủ thuật thôi miên và bản thân người đó muốn đưa mình vào trạng thái vô thức. Phương pháp gọi là thôi miên tự động hay thôi miên chính mình này cho phép người đó có thể sử dụng tiềm thức để tác động lên các hành vi theo cách mà ý thức không thể kiểm soát được.

Thôi miên tự động được nhà tâm lý học và dược sĩ người Pháp Emile Coue (1857 – 1926) tìm ra. Ông đồng thời cũng là tác giả của cuốn “Self-Mastery Through Conscious” (Sự thần kỳ của trí tuệ). Cuốn sách miêu tả chi tiết cách chúng ta có thể tự thôi miên bản thân giống như các nhà thôi miên vẫn thường làm.

Lịch sử của thôi miên

Thôi miên

Thuật thôi miên được cho là đã được sử dụng trong những năm 1800 như một hình thức gây mê hay còn được gọi là “hypnoanesthesia”. Tuy nhiên, quá khứ đã chỉ ra rằng thôi miên còn được sử dụng trong khoảng thời gian trước đó rất nhiều. Trong những phát hiện gần đây, người Ai Cập cổ đại hay người Hy Lạp đã thực hiện phương pháp này trong những nghi lễ từ cách đây khoảng 3000 năm trước.

Tự điều khiển bản thân

Khả năng khiến người khác hành động theo ý mình có lẽ là một trong những bí ẩn lớn nhất về thuật thôi miên. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thôi miên là một trạng thái bị người khác tác động lên và có những người dễ bị tác động hơn những người khác. Trở thành một nhà trị liệu giỏi là điều đầu tiên mà nhà thôi miên cần. Theo đó, họ sẽ tạo niềm tin bằng cách nói chuyện với bạn và không để lộ rằng thực chất họ không thể điều khiển bắt bạn làm mọi việc theo ý muốn.

Những hành động khi bạn đang ở trong trạng thái thôi miên là do bạn hoàn toàn tự nguyện làm, và họ không thể điều khiển bạn làm những việc trái đạo đức hay trái với niềm tin mà họ đã đưa ra cho bạn.

Có hay không ý thức trong khi bị thôi miên?

Nhiều người tin rằng người ta thường ngủ trong khi đang bị thôi miên nhưng thực tế không hẳn như vậy. Trong quá trình thôi miên, bạn không những đang tự kiểm soát những hành động của bản thân mà theo các nhà khoa học lúc đó bạn còn đang rất tỉnh táo. Bởi lúc đó bạn hoàn toàn có thể nghe được toàn bộ những điều nhà thôi miên nói nếu bạn thực sự muốn và cố gắng lắng nghe.

ý thức thôi miên

Một nhà thôi miên dày dạn kinh nghiệm đã từng tự thôi miên để loại bỏ phản ứng đau của bản thân. Ông đã thử thực hiện điều này trong quá trình phẫu thuật. Nó quả thực hoạt động rất tốt và ông không hề cảm thấy đau đớn, nhưng để áp dụng rộng rãi chúng ta vẫn cần nhiều bằng chứng hơn nữa. Thật khó tin nếu ông ta chỉ đặt bản thân vào trạng thái ngủ khi đang phẫu thuật mà chắc chắn trong tâm trí ông đang có một quá trình đấu tranh tư tưởng ghê gớm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự