Thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh – dấu hiệu và cách điều trị

13:55, Chủ nhật 03/09/2017

( PHUNUTODAY ) - Thủy đậu là một trong những bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vậy khi trẻ nhỏ bị thủy đậu thì có những dấu hiệu gì và cách điều trị ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, có thể là:

+ Do bẩm sinh:

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu nhưng điều trị chưa dứt điểm, bé con khi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Đợi đến khi điều kiện thuận lợi, bệnh bắt đầu phát triển.

Nguy hiểm hơn, với những mẹ bầu bị thủy đậu trong thời gian thai nghén 3 tháng đầu, đặc biệt từ tuần 13-20, thai nhi rất dễ có nguy cơ gặp các bất thường về phát triển, sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ, nghiêm trọng hơn là dẫn đến sảy thai.

+ Do lây nhiễm:

Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, bệnh thủy đậu lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc da. Với trẻ sơ sinh, tiếp xúc thường xuyên với mẹ, gần như 24/24. 

8.cach-dieu-tri-thuy-dau-o-tre-so-sinh-phunutoday.vn

 

Do đó, khi mẹ gặp bất cứ bệnh gì, không riêng thủy đậu, đều rất dễ lây cho bé, nhất là khi lại cho bé bú. Nếu phát hiện bản thân có triệu chứng bị thủy đậu, mẹ cần ngay lập tức cách ly với con, ngừng việc cho con bú. Lúc này để duy trì lượng sữa, mẹ nên dùng máy vắt sữa. Nếu cả mẹ lẫn bé đều mắc bệnh, có thể cho bé bú bình thường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh?

– Trẻ nổi phát ban đỏ, ngứa ngáy toàn thân, quấy khóc, khó chịu:

Ban đầu nốt ban xuất hiện trên mặt, sau đó lan xuống bụng rồi phát ra toàn cơ thể. Từ những nốt ban đỏ này, mụn nước sẽ dần hình thành. Số lượng mụn nước trên người trẻ sơ sinh ước tính khoảng 250-500 cái.

– Trẻ sốt cao trong những ngày đầu nhiễm virus:

Thân nhiệt trẻ sơ sinh lúc này vào khoảng 39-39,5 độ C.

– Mẹ cũng nên lưu ý đến những dấu hiệu tương tự như bệnh cúm:

Ho nhẹ, chảy nước mũi, thở khò khè, bú ít hoặc bỏ bú. Đây được xem là những triệu chứng dễ xuất hiện trước khi cơ thể phát ban khoảng 2-3 ngày.

Một số những biến chứng của bệnh thủy đậu

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.

Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê.

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ nhỏ khi bị thủy đậu

+ Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

+ Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

+ Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

+ Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ nhé!

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc