Chiếc lưỡi chẻ đôi có thể giúp loài rắn tiếp xúc với nhiều diện tích bề mặt hơn. Khi rắn thò lưỡi ra là thời điểm chúng thu thập "phân tử mùi". Khi lưỡi thụt vào, những "phân tử mùi" sẽ được đưa đến cơ quan xương sống mũi trong vòm miệng. Tại đây, cơ quan này sẽ phân tích mùi và gửi tín hiệu lên não, giúp rắn phân biệt được mùi.
Chúng ta biết rằng khi nhìn bằng hai mắt, não bộ phải tổng hợp thông tin từ hai luồng để có cái nhìn cụ thể hơn những gì xung quanh.
Tương tự như vậy, chiếc lưỡi chẻ đôi của loài rắn cũng làm nhiệm vụ thu thập mùi từ hai vị trí khác nhau. Nhờ đó giúp nó phát hiện được cụ thể mùi nào ở hướng nào và nhanh chóng di chuyển tới đích cần đến. Bên cạnh đó, chiếc lưỡi rắn chia đôi còn giúp nó có thể ngửi thấy mùi trong ba chiều. Hiện tượng này cũng giống như loài cú sử dụng hai tai không đối xứng để có thể phát hiện ra âm thanh ba chiều.
Cả rắn và cú thường sử dụng mạch thần kinh tương tự nhau để so sánh cường độ tín hiệu từ các bên của cơ thể và xác định hướng bằng mùi vị hoặc âm thanh. Thậm chí điều này còn giúp rắn săn tìm con mồi hoặc bạn tình tiềm năng theo những mùi quen thuộc.
Sau khi phát hiện thấy mùi hương trên đường đi, rắn sẽ chạm lưỡi xuống mặt đất hoặc tạo ra vòng xoáy trong không khí để lấy các thông tin hóa học có trong đó và cung cấp thông tin hóa chất theo cơ chế như ở trên gửi tín hiệu về não phân tích góp phần định hướng hoạt động của rắn.
Gần đây, nhà động vật học người Mỹ Shiwenke đã nghiên cứu vấn đề này, ông phát hiện ra rằng lưỡi phân nhánh của rắn không chỉ là cơ quan vị giác, mà còn là một công cụ định vị đặc biệt. Nó có thể phân biệt phương hướng cũng giống như 2 tai của con người, có tác dụng phân biệt được âm thanh từ hướng nào tới.
Rắn dựa vào 2 nhánh cạnh lưỡi để đảm nhận được thông tin từ con mồi, từ đó có thể xác định được vị trí con mồi, lập tức truy đuổi. Thử nghiệm đã chứng minh rằng, nếu như cắt bỏ 2 đầu lưỡi nhỏ của rắn, nó sẽ mất đi khả năng truy tìm mùi, thậm chí còn bị lạc hướng, cứ vòng vo trên mặt đất.