Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn hoặc “mở cửa mả”. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.
Cùng với đó, rất nhiều những truyền tụng về những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng cô hồn để mong được bình an.
Nhiều quan niệm cho rằng, nếu phơi quần áo vào ban đêm tháng cô hồn thì các vong hồn cô đơn, vất vưởng không người thờ cúng sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí”. Liệu rằng nếu không kiêng phơi quần áo ban đêm tháng cô hồn có gặp phải những xui xẻo như truyền tụng?
Ông Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA cho rằng, đây chỉ là quan điểm mê tín. Không có nghiên cứu khoa học nào cho rằng phơi quần áo vào ban đêm tháng cô hồn sẽ mang lại những điều không may hay quỷ khí gì.
Có chăng kiêng kỵ phơi quần áo ban đêm xuất phát từ việc độ ẩm ban đêm thường tăng, khi phơi đồ kể cả đã phơi ở nơi có mái che thì quần áo cũng vẫn có mùi khó chịu. Sương xuống, khí ẩm lại ngấm vào quần áo sẽ khiến cho quấn áo ẩm ướt làm cho vải nhanh mục, hỏng. Hơn nữa, độ ẩm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh ra nấm mốc dễ gây các bệnh về da như dị ứng, nấm, hắc lào… cho người mặc. Đặc biệt đối với trẻ em làn da thường nhạy cảm, sức đề kháng kém càng có nguy cơ cao bị mẩn ngứa, dị ứng.
Việc giặt và phơi ban ngày không chỉ phơi khô mà mặt trời còn diệt khuẩn, nấm mốc... trên quần áo. Mọi người cũng cần lưu ý rằng dù bận đến mấy thì sau khi giặt cũng nên phơi luôn quần áo. Ngâm quá lâu trong nước xả vải hoặc “ủ” trong nước có thể làm quần áo nhanh hỏng, vi khuẩn phát triển hại cho da.
Bên cạnh việc kiêng phơi quần áo qua đêm tháng cô hồn, nhiều người Việt còn kiêng kỵ đủ thứ trong tháng cô hồn như tránh cắt tóc, tránh xây nhà, mở công ty, ký hợp đồng…Cũng bởi vậy mà thường vào tháng 7, dường như chỉ có ngành kinh doanh vàng mã là trở nên sôi động, còn gần như các sinh hoạt của xã hội có phần trùng xuống.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng thiết nghĩ việc thực hành theo phong tục cũng nên có những linh hoạt tùy thời và không nên quá câu nệ để tránh ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của mình. Nếu bạn không tin vào những ngày này thì cứ tiến hành những dự định của mình như bình thường./.
Về góc độ khoa học, thực tế
Khoan chưa nói đến việc kiêng kị liên quan đến tháng cô hồn, việc phơi quần áo ban đêm là không nên bởi khi đêm xuống, độ ẩm thường tăng lên, khí ẩm ngấm vào quần áo sẽ khiến quần áo vừa lâu khô hơn, có mùi hôi khó chịu lại thêm ẩm ướt khiến vải nhanh mục, hỏng.
Không chỉ vậy, độ ẩm này còn dễ sinh ra nấm mốc, vi khuẩn gây nhiều bệnh cho người mặc như nấm ngứa, hắc lào, dị ứng, suy hô hấp,... lâu dài bệnh sẽ càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt đối với trẻ em, khi da trẻ còn nhạy cảm, sức đề kháng kém thì không nên phơi quần áo trẻ vào ban đêm, dễ khiến trẻ bị mẩn ngứa, dị ứng, hen suyễn, …
Chuyên gia nói gì?
Chia sẻ trên trang Gia đình và xã hội, Ông Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA cho rằng, đây chỉ là quan điểm mê tín. Không có nghiên cứu khoa học nào cho rằng phơi quần áo vào ban đêm tháng cô hồn sẽ mang lại những điều không may hay quỷ khí gì.
GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam cũng cho biết thêm, khoa học chưa ai chứng minh được nếu không kiêng kỵ vào tháng 7 âm lịch sẽ gặp họa và kiêng kỵ thì được an lành.
Nhiều người có tâm lý "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng việc thực hành theo phong tục, quan niệm dân gian cũng nên linh hoạt tùy thời, phù hợp với khoa học và không nên quá câu nệ để tránh ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cũng như sức khỏe của bản thân, gia đình.
Phơi quần áo thế nào là đúng cách?
- Nên tạo ra một không gian phơi đồ rộng rãi, thoáng mát, có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Không phơi đồ ở những nơi thiếu ánh nắng, độ ẩm cao, nơi có nhiều tác nhân gây bệnh, những nơi có nhiều bụi bặm.
- Nên có khoảng cách phơi đồ giữa các loại đồ sáng và tối màu để tránh hiện tượng bị lem, nhiễm màu lẫn nhau.
- Không nên dùng các loại dây phơi dễ bị rỉ sét như sắt, thép để tránh làm hư màu của quần áo khi phơi.
- Không nên lộn trái quần áo ra phơi vì vi khuẩn, bụi bẩn dễ bám dính vào mặt trong quần áo, nơi tiếp xúc trực tiếp với da khi mặc vào. Nếu sợ quần áo phai màu thì đừng phơi nắng quá lâu là được. Và khi lấy quần áo vào, cũng nên giũ quần áo cho bay bớt bụi bẩn.