Tiết Thanh Minh và tục tảo mộ: những điều bắt buộc phải làm và chuẩn bị kỹ lưỡng khi tảo mộ

12:55, Thứ ba 20/02/2018

( PHUNUTODAY ) - Tiết Thanh Minh và tục tảo mộ: những điều bắt buộc phải làm và chuẩn bị kỹ lưỡng khi tảo mộ mà ai cũng phải biết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Để tìm hiểu về một quy trình chuẩn trong việc tảo mộ, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh.

chuan-bi-khi-tao-mo
 

Những công việc chính khi đi tảo mộ?

- Nhân dân ta vẫn có câu 'sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ'. Người Việt Nam vẫn coi 'phần mộ' như là nhà của người đã chết.
Nếu cuối năm người ta cần sửa sang quét tước nhà cửa cho khang trang sạch đẹp để đón tết thì đối với phần mộ - tức là 'nhà' của người thân đã qua đời - cũng được sửa sang như vậy.
Tảo mộ là sửa sang, dọn dẹp cho phong quang thoáng đãng. Người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ.
Chú ý đừng trồng những cây có rễ sâu trên phần mộ, rễ có thể sẽ ăn sâu và chọc vào phần hài cốt làm ảnh hưởng xấu đến vấn đề tâm linh. Các cụ già thì lo việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ.
Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần vị trí những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng hiếu đễ tổ tiên qua phong tục tảo mộ.
Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Khi dọn dẹp xong xuôi, thì mới thắp hương và đặt hoa lên phần mộ. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng.
Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này 1 nén hương.

Khi tảo mộ cần chuẩn bị những lễ gì ?

- Theo phong tục một số địa phương khi tảo mộ xong, có chuẩn bị đồ cúng lễ tại mộ gồm: 1 bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo mã và các loại bánh trái hoa quả, thức uống, trầu cau…
Tùy theo sở nguyện của từng gia đình. Có những phong tục thực hành lễ cúng 'hàn long mạch', phải dùng nước ngũ vị, hàn the… tưới xung quanh ngôi mộ và thực hành lễ tạ mộ, nghi thức cũng giống như an táng người mới mất.
Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây trong việc giải mã những thông điệp từ thế giới tâm linh, không nên dùng vàng mã và càng phải tránh việc dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.
Các loại hoa quả bánh trái nếu đã trót đem cúng ngoài mộ thì khi cúng xong chỉ rắc cho chim cá ăn, chứ không nên đem về nhà dùng, bởi khi cúng ở mộ, cúng ở nghĩa trang thì các thức ăn ấy thường bị nhiễm vi khuẩn (vốn có rất nhiều tại nghĩa trang), nếu ăn phải các đồ cúng này thì dễ bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, ấy là chưa kể đến vấn đề tần số Tâm linh.

Những chú ý khi đi tảo mộ

1. Không nên đi vào những nơi hẻo lánh để tránh nguy hiểm. Tốt nhất hãy đi theo lối mòn những người đi trước đã để lại.

2. Phụ nữ đang thời kì hành kinh hoặc mang thai không nên đi tảo mộ. Không tính đến vấn đề phong thủy, cơ thể người phụ nữ lúc này rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc có nhiều ở nghĩa trang.

3. Khi đi lại cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Bạn không nên làm lộn xộn và xới xung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh.

4. Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi. Gia đình cũng đừng quên quét dọn cả phía sau mộ.

5. Khi tảo mộ, cần chú ý xem xét bốn phía của ngôi mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.

6. Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận.

7. Những người có khí trường, sức khỏe yếu thì khi vào nhà nên bước qua chậu lửa hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi những trường khí độc.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc