Tìm ra nguyên nhân đầu tiên hố tử thần ở Hà Nội?

14:25, Thứ tư 22/08/2012

( PHUNUTODAY ) - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa cho rằng, “hố tử thần” xuất hiện trên đường trục Bắc Hà Đông (nối với đường Lê Văn Lương kéo dài) là dohellip; thiên tai.

Đời sống) - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa cho rằng, “hố tử thần” xuất hiện trên đường trục Bắc Hà Đông (nối với đường Lê Văn Lương kéo dài) là do… thiên tai.

Thông tin trên được đưa ra chiều 21/8, tại cuộc họp giữa Sở Giao thông vận tải Hà Nội (GTVT) với Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long, Tập đoàn Nam Cường cùng các Sở, ngành liên quan để bàn hướng khắc phục sạt lở đường trục phía Bắc Hà Đông.
 
Tất cả tại… ông trời?
 
Tại cuộc họp, các bên đi tới thống nhất, “hố tử thần” trên đường trục Bắc Hà Đông xuất hiện trước mắt là do mưa lớn cộng với ảnh hưởng của bão số 5 gây trượt sụt nền đường dẫn đến gãy đường ống nước, tạo ra sự cố hố sụt đường. 
 
Còn nguyên nhân cụ thể phải chờ kết quả kiểm định của đơn vị kiểm định độc lập.
 
ho-tu-than-tren-duong-Le-Van-Luong-Phunutoday.vn.jpg
'Hố tử thần' trên đường trục Bắc Hà Đông (nối với đường Lê Văn Lương kéo dài) xuất hiện do... trời đổ mua. Ảnh: VNE.

Được biết, hiện Sở GTVT cùng các đơn vị liên quan đang bàn bạc để lựa chọn một đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm vào xác định nguyên nhân xảy ra sự cố trên.

Diễn ra cùng giờ với cuộc họp trên, tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ (do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức), ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Không thể một sớm, một chiều xác định được nguyên nhân sụt đường trục phía Bắc Hà Đông. Đây là sự việc bất khả kháng”.
 
Cũng tại cuộc họp này, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - Nguyễn Thế Hùng đánh giá: “Sự cố sụt lún tại đường trục phía Bắc Hà Đông là một sự cố đáng tiếc. Nếu không xác định được nguyên nhân, khi hoàn trả mặt đường sự cố vẫn có thể tiếp tục xảy ra”.
 
Trong khi chờ kết luận cuối cùng, trước mắt Tập đoàn Nam Cường (chủ đầu tư tuyến đường) có nhiệm vụ xử lý chặn tất cả hướng thoát nước đưa về vị trí khu vực sụt lở; Giải quyết mực nước hồ điều hòa và hệ thống thoát nước, đảm bảo thoát nước cho khu vực; mở đường tránh đảm bảo giao thông trong khi chờ giải pháp khắc phục... 
 
Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long (chủ công trình xây dựng sát hố sụt) sẽ gia cố lại toàn bộ hố móng công trình để không xảy ra các hiện tượng sạt lở tiếp theo; khôi phục hệ thống đường ống cấp nước; đắp cát đầm chặt hố sụt giữ nền ổn định để thông xe phần đường còn lại trước ngày 25/8; sau khi có thiết kế của TEDI, thi công theo giải pháp thiết kế được phê duyệt để hoàn trả nguyên công trình…
 
Đối với TEDI, sẽ nghiên cứu đưa ra giải pháp xử lý kĩ thuật toàn bộ khu vực ảnh hưởng, trả lại công trình nguyên trạng như khi chưa xảy ra sự cố. 
 
Ngoài ra, Sở GTVT cũng yêu cầu toàn bộ các công trình xây dựng hai bên tuyến đường trước khi khởi công xây dựng phải có biện pháp thi công được Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định phê duyệt.
 
Các đơn vị chức năng hi vọng có thể hoàn thành việc sửa chữa trong tháng 8.
 
Các bên đổ lỗi cho nhau, chuyên gia bối rối
 
Trước đó, giữa Tập đoàn Nam Cường và Công ty Sông Đà Thăng Long đã xảy ra “cuộc chiến” đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân sự việc.
 
Phía Nam Cường cho rằng Sông Đà Thăng Long trong quá trình thi công phần ngầm tòa nhà đã rút cọc cừ, khi có bão kết hợp mưa lớn nước chảy thành dòng xói trực tiếp vào thân cạnh nền đường gây ra sạt lở đất thân đường, cuốn trôi phần nền đáy cống thoát nước, đẩy đi lớp đất phía dưới tạo nên sụt lún, đứt gẫy cống thoát nước.
 
TS-Nguyen-Van-Hung-xuong-tan-hien-truong-de-xem-xet-Phunutoday.vn.jpg
PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng xuống tận nơi để xem xét sự việc.
Còn Công ty Sông Đà Thăng Long cho rằng, họ không rút cọc cừ tại chân công trình vì còn tiếp tục thi công một số tòa nhà, nguyên nhân do đâu phải đợi kết luận của cơ quan chức năng.
 
“Tôi không nói do chất lượng đường thì anh cũng đừng nói do công trình thi công. Chúng tôi nhận khắc phục tạm thời sự cố nhưng điều đó không có nghĩa là nhận lỗi về mình”, ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Sông Đà Thăng Long phản bác.
 
Có mặt trực tiếp tại hiện trường xảy ra sụt lở, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng nhận định, nguyên nhân dẫn tới sạt lở là tổng hợp nhiều yêu tố.
 
Đầu tiên là do đường ống dẫn nước bị rò rỉ, nước cuốn trôi chân đường, tác động ngược lại bẻ gẫy ống nước, làm nước chảy mạnh hơn. Khi công trình thi công bên cạnh rút cọc cừ làm đường bị lở hông.
 
Khi trời mưa, nước ngấm xuống làm quá trình xói mòn nhanh hơn, nền đường càng rỗng. Chân rỗng thì mặt đường sụt là tất yếu.
 
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ (trường Đại học GTVT) lại cho rằng, phần nền đường được thi công khá tốt, lún sụt xảy ra là do tác động của việc thi công tòa nhà bên cạnh.
 
TS. Toản phân tích, khi công trình bên cạnh thi công tầng hầm sâu 12m, lại theo chiều thẳng đứng, khi rút cọc cừ đương nhiên sẽ xảy ra sụt nền đường. Khi nền đường bị sụt sẽ bẻ gẫy tất cả các ống dẫn nước qua vị trí đó, làm nước từ cống rò rỉ ra, tạo dòng chảy cuối trôi đất, cát của nền đường, nền đã rỗng thì mặt đường sụt là đương nhiên.
 
Những sự cố như thế này vẫn thường xuyên xảy ra với các công trình giao thông, trước đây đường Láng cũng từng bị cắt đôi như vậy.
 
Hố “tử thần” khổng lồ-TĐ Nam Cường không thể “chối” trách nhiệm
  • Lê Việt

[links()]

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc